Vú em da đen gốc Phi: Góc khuất kinh hoàng trong lịch sử chế độ nô lệ, kéo dài suốt 400 năm ở phương Tây

03:00' 08-09-2020
Từ năm 1500, châu Âu xuất hiện một ngành mới toanh: vú em. Toàn bộ phụ nữ làm nghề này đều là nô lệ châu Phi.


    Tại châu Âu và châu Mỹ, nữ nô lệ gốc Phi bị bán cho các gia đình da trắng mới sinh con. Họ phải dùng chính những giọt sữa quý báu của mình để nuôi con chủ nô. Bất cứ người nào dám phản kháng cũng phải chịu hậu quả tàn khốc.

    "Cho con bú gây hại tới người mẹ"

    Thế kỷ XVI, xã hội châu Âu lan truyền một báo cáo y tế sai lệch: Cho con bú ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người mẹ. Nó xuất phát từ tầng lớp thượng lưu, rồi nhanh chóng gây nỗi bất an trên toàn châu lục. 

    Kẻ dựng nên câu chuyện này là những phụ nữ thượng lưu không muốn chăm nuôi trẻ sơ sinh, sợ mất dáng vóc thanh tú. Họ đút tiền mua chuộc một số bác sĩ phát tán báo cáo y khoa giả, thêu dệt nhận thức sai lệch về thiên chức đáng quý của người mẹ.

    Thời đại nô lệ da đen ở phương Tây kéo dài suốt 400 năm

    Kể từ đó, phụ nữ châu Âu ngày càng e ngại hoặc sợ phải cho con bú. Họ chuyển sang sử dụng sữa động vật hoặc các hỗn hợp nước dinh dưỡng khác để nuôi con. Thiếu sữa mẹ, các trẻ em da trắng ngày càng yếu ớt, chậm lớn, dễ mắc nhiều loại bệnh tật.

    Quay lại với các nạn nhân da đen bị bán vào thế giới của người da trắng. Đàn ông bị đẩy tới các nông trại, nông trường, lao động không công suốt đời. Phụ nữ thì được xếp vào nhiều công việc hơn, như phụ bếp hoặc làm người hầu... Nhiều nữ nô lệ trở thành hầu cận của phụ nữ da trắng. Họ phải chăm sóc chủ nhân cũng như con cái của chủ.

    Phụ nữ phương Tây thời cận đại không cho con bú vì sợ hỏng dáng

    Khác với các bà mẹ da trắng, nữ nô da đen vẫn nuôi con bằng sữa. Hầu hết trẻ em nô lệ đều lớn lên khỏe mạnh. Sau vài năm quan sát, phương Tây cũng ngộ ra sữa mẹ mới là tốt nhất. Dẫu vậy, họ vẫn lo sợ, không dám tự cho con bú.

    Ép buộc phụ nữ gốc Phi làm vú em, kéo theo nhiều hậu quả thảm khốc

    Trong lịch sử châu Âu, nghề vú em xuất hiện rất sớm. Từ thời cổ đại, các bà mẹ La Mã thiếu sữa đã biết thuê những người mới sinh và dư sữa, chăm nuôi con giúp. Tuy nhiên với các nô lệ da đen, họ không có quyền lựa chọn.

    Từ khi biết tầm quan trọng của sữa mẹ, những tay buôn nô lệ từ châu Âu đã đi săn lùng phụ nữ da đen mới sinh hoặc đang cho con bú. Họ buộc phải bỏ đói con mình, ưu tiên dòng sữa quý giá cho đứa trẻ của ông bà chủ.

    Ngộ nhận "cho con bú có hại với người mẹ" còn tràn sang châu Mỹ, đẩy nhu cầu vú em tăng mạnh. Bước sang thế kỷ 18, phương Tây đòi hỏi số lượng vú em lớn hơn bao giờ hết. Đến đây, những tên lang băm bất nhân lại loan thông báo mới: Thiếu nữ cũng có thể tiết sữa nếu bị kích thích phần ngực bằng quan hệ tình dục. Vậy là các bé gái gốc Phi vừa mới dậy thì là bị lôi đi cưỡng bức, ép thành vú em.

    Vú em da đen: Góc khuất kinh hoàng trong lịch sử chế độ nô lệ ở phương Tây - Ảnh 3.
     

    Tại Lục địa Đen, phụ nữ mới sinh bị bắt cóc, bán sang phương Tây ngày càng nhiều. Những kẻ buôn người tàn ác giật trẻ sơ sinh khỏi tay họ, biến các bé thành con tin ép người mẹ phải khuất phục. Không ít trẻ sơ sinh nô lệ thiệt mạng vì đói khát, bạo lực, gây lên nỗi oán thù giai cấp, sắc tộc sâu sắc. Các chủ nô thì đánh đập các vú em bất tuân, lôi đi vắt sữa như đối xử với động vật.

    Dù có công nuôi dưỡng trẻ em da trắng, vú em da đen vẫn bị đối xử tệ bạc. Họ phải sống trong những lều lán bẩn thỉu, thiếu thốn tiện nghi. Phụ nữ da trắng vừa sinh xong là thảy con cho vú em, đợi đến khi đứa bé dứt sữa mới đón về. Khi nhiều trẻ da trắng chết trong thời gian ở với vú, vì lo ngại chúng bị các bà mẹ da đen mất con oán hận xuống tay trả thù, phương Tây đổi sang đưa vú em về ở chung.

    Trong nhà của các ông bà chủ da trắng, cuộc sống của vú em da đen được cải thiện hơn. Đổi lại, họ bị theo dõi gắt gao. Khoảng cách gần cũng làm nảy sinh các mối quan hệ bất chính. Những đứa con lai chào đời, khốn khổ vì bị cả hai phía kỳ thị.

    Mãi đến cuối thế kỷ XIX, phương Tây mới chấm dứt chế độ nô lệ. Các vú em được giải thoát, nhưng lại rơi vào tình cảnh không chốn nương thân. Cộng đồng gốc Phi ghét bỏ, xa lánh họ. Bước đường cùng, nhiều người đành quay lại nghề cũ, chịu đựng tủi nhục đến tận cuối đời.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Michael's Fresh Food Market Vùng: MENTONE. Phone: 9559 9444
Xem thêm

Article sourced from KENH14.

Original source can be found here: https://kenh14.vn/vu-em-da-den-goc-khuat-kinh-hoang-trong-lich-su-che-do-no-le-o-phuong-tay-20200905201607729.chn


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ