Photo: Yahoo News Australia
Cách đây hàng triệu năm, hàng ngàn loài cá voi có răng “kỳ quái” sinh sống ở khắp các đại dương trên hành tinh, nhưng chúng đã biến mất vì mực nước biển sụt giảm.
Theo 9 News, các nhà khoa học tiểu bang Victoria đã sử dụng xương tai hóa thạch để xác định lý do vì sao cá voi tấm sừng lại tuyệt chủng ở quy mô hàng loạt cách đây 23 triệu năm.
Theo đó, hàng trăm mẫu xương tai, được các nhà khoa học xem như là “dấu vân tay” của cá voi, đã được thu thập xung quanh khu vực Torquay và Geelong thuộc khu vực Đông Nam Victoria với hi vọng có thể tìm ra nguyên nhân dẫn đến thời kỳ đen tối của loài cá voi.
Nghiên cứu này mới đây đã được công bố trên một tạp chí cổ sinh vật học hàng đầu quốc tế. Các nhà nghiên cứu cho biết họ tìm thấy rất ít hóa thạch cá voi và gần như không tìm ra hóa thạch cá voi tấm sừng còn sót lại từ cuộc đại tuyệt chủng.
Trước khi trận đại tuyệt chủng diễn ra, có rất nhiều loài cá voi khác nhau sinh sống trên trái đất bao gồm các loài “kỳ quái” có răng.
Theo nhà cổ sinh vật học, tiến sĩ Erich Fitzgerald, những biến đổi về môi trường đóng một vai trò quan trọng trong nạn tuyệt chủng này. Ông giải thích rằng sự sụt giảm mực nước biển trên toàn cầu đã làm mất đi vùng biển ven bờ và lấy đi môi trường sống của cá voi có răng.
Những con cá voi có kích thước lớn hơn sống ở ngoài khơi đã phải vật lộn để có thể tồn tại trước những thay đổi của mực nước biển nhưng loài cá voi có răng phải mất hàng triệu năm mới có thể tái sinh tại các khu vực ven biển.
Theo tiến sĩ Fitzgerald, kết quả từ nghiên cứu cho thấy biến đổi môi trường mang lại những hậu quả tác động lên quá trình tiến hóa của loài động vật này.
Thuc Nu - Viet Times Australia (Published by Adpro Media P/L)
Kết quả:
3.6
/
5
bầu chọn.
7 reviews.
Bạn đang tìm dịch vụ về Giáo dục?
Trường có truyền thống về các chương trình học thuật, âm nhạc, thể thao và nghệ thuật.
Article sourced from 9news.com.au.