Ukraine kêu gọi phương Tây chuyển giao tiêm kích

14:00' 30-01-2023
Ukraine sẽ thúc giục phương Tây cung cấp tiêm kích thế hệ 4 của phương Tây như F-16 của Mỹ, sau khi được cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực.


    "Chúng tôi có những nhiệm vụ mới phía trước, lần này là tiêm kích kiểu phương Tây", Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba viết trên Twitter ngày 25/1.

    "Mục tiêu lớn tiếp theo sẽ là các tiêm kích", Yuriy Sak, cố vấn Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, nói với Reuters ngày 25/1. "Các tiêm kích thế hệ 4 là thứ chúng tôi muốn, không chỉ F-16. Nếu có được chúng, lợi thế trên chiến trường sẽ vô cùng lớn".

    Cùng ngày, Tổng thống Volodymyz Zelensky cũng nói rằng Ukraine cần nhiều vũ khí hơn nữa, gồm cả tên lửa tầm xa và máy bay phản lực. "Đó là giấc mơ và cũng là nhiệm vụ".

    Ngày 26/1, nhà lập pháp Ukraine Oleksiy Goncharenko nói Kiev cần F-16 của Washington, sau vụ tập kích tên lửa trên khắp đất nước khiến ít nhất 11 người thiệt mạng.

    Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 12/11. Ảnh: Reuters.

    Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 12/11/2022. Ảnh: Reuters.

    Tiêm kích đa năng F-16 do General Dynamics phát triển từ những năm 1970, được Mỹ và các đồng minh sử dụng. F-16 có thể đạt tốc độ tối đa 2.121 km/h ở độ cao 12.000 m, trần bay tối đa 18.000 m với tầm hoạt động 546 km. F-16 được trang bị một pháo 6 nòng 20 mm, 11 giá treo có thể mang theo 7,7 tấn vũ khí.

    Các quan chức của Kiev bày tỏ mong muốn sở hữu tiêm kích vài giờ sau khi nhiều nước phương Tây thông báo sẽ chuyển các xe tăng chủ lực cho Ukraine đối phó Nga.

    Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jon Finer ngày 26/1 nói Washington sẽ thảo luận về ý tưởng này một cách "rất cẩn thận" với Kiev và các đồng minh. "Chúng tôi không loại trừ bất kỳ hệ thống cụ thể nào. Chúng tôi đã cố gắng điều chỉnh viện trợ quân sự sao cho phù hợp với từng giai đoạn chiến sự", ông nói.

    Giới chức Mỹ từng nói F-16 là loại tiêm kích phức tạp, cần nhiều tháng để học cách lái. Máy bay này cũng yêu cầu bảo trì lớn, thường do các nhà thầu dân sự thực hiện và những người này có thể không được an toàn nếu làm việc ở Ukraine.

    Tiêm kích F 16 tham gia cuộc tập trận của NATO gần căn cứ không quân ở Lask, miền trung Ba Lan, ngày 12/10/2022. Ảnh: AFP.

    Tiêm kích F-16 tham gia cuộc tập trận của NATO gần căn cứ không quân ở Lask, miền trung Ba Lan, ngày 12/10/2022. Ảnh: AFP.

    Trong năm qua, Mỹ và các nước châu Âu lần lượt "phá rào" khi cung cấp nhiều vũ khí hạng nặng cho Ukraine, song chưa gửi các tiêm kích do nguy cơ khiến chiến sự leo thang.

    Lực lượng không quân Ukraine sở hữu một phi đội máy bay chiến đấu từ thời Liên Xô, xuất xưởng trước khi Kiev tuyên bố độc lập hơn ba thập kỷ trước. Các tiêm kích này được sử dụng cho các nhiệm vụ đánh chặn và tấn công các vị trí của Nga.

    Justin Bronk, chuyên gia quân sự tại RUSI, London, nói không quân Ukraine sẽ hưởng lợi rất nhiều từ các tiêm kích phương Tây, về khả năng đối không và khả năng sát thương không đối đất. Nhưng ông cũng nêu mối đe dọa từ các tên lửa đất đối không của Nga, buộc các tiêm kích này sẽ phải bay thấp gần tiến tuyến, khiến "tầm bắn hiệu quả giảm đáng kể và hạn chế các lựa chọn tấn công".

    Cục diện chiến sự Ukraine. Đồ họa: WP.

    Cục diện chiến sự Ukraine. Đồ họa: WP.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
MRC North West Vùng: St Albans. Phone: 1300 676 044
Xem thêm

Article sourced from VNEXPRESS.

Original source can be found here: https://vnexpress.net/ukraine-muon-phuong-tay-cung-cap-tiem-kich-4563728.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ