Trung Quốc tiếp tục áp dụng chính sách 'Zero Covid' cho đến hết năm 2022

06:00' 08-02-2022
Trung Quốc được dự báo duy trì chính sách chống dịch nghiêm ngặt đến hết năm nay và hệ quả là nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.


    Theo báo cáo của công ty tư vấn Eurasia Group có trụ sở tại Mỹ, việc Trung Quốc tiếp tục áp dụng cách tiếp cận không khoan nhượng đối với Covid-19 sẽ làm trầm trọng thêm các mối nguy tiêu dùng và rủi ro chuỗi cung ứng. Điều này cũng góp phần cản trở nỗ lực của nước này trong việc xóa bỏ và tái cân bằng nền kinh tế.

    Mặc dù các nhà chức trách đang nỗ lực tinh chỉnh các chính sách ngăn chặn, chuyển từ phong tỏa hàng loạt sang phong tỏa có mục tiêu hơn, quy mô nhỏ hơn ở các thành phố lớn, Trung Quốc vẫn khó nới lỏng các biện pháp xử lý đối với các trường hợp nhiễm bệnh trong thời gian còn lại của năm 2022.

    "Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc phải đối mặt với rủi ro rằng, nếu họ thực sự nới lỏng đáng kể các chính sách, có thể sẽ phản ứng dây chuyền rất lớn với những trường hợp này", Michael Hirson - người đứng đầu về Trung Quốc và Đông Bắc Á tại Eurasia Group, cho biết.

    Nhưng việc tuân thủ các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt cũng đồng nghĩa với việc kinh tế sẽ có nhiều gián đoạn hơn. Báo cáo cho biết các lĩnh vực sẽ phải đối mặt với tác động lớn nhất cũng là quan trọng nhất đối với tái cân bằng kinh tế của Trung Quốc gồm dịch vụ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiêu dùng. Trong khi đó, nhóm công nghiệp, các doanh nghiệp lớn và đầu tư gần như có xu hướng tích cực.

    Năm ngoái, ngành công nghiệp sản xuất chiếm 27,4% GDP nước này, đã tăng 1,1% so với năm trước đó. Điều này đảo ngược xu hướng thu hẹp tỷ trọng trong nền kinh tế kéo dài một thập kỷ qua. Các nhà phân tích cho biết tác động của đại dịch và các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt của Trung Quốc đối với tiêu dùng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự phục hồi của lĩnh vực sản xuất.

    Đối mặt với những khó khăn ngày càng gia tăng, Bắc Kinh tuyên bố sẽ đưa ra nhiều biện pháp kích thích hơn nữa để hỗ trợ nền kinh tế bằng cách tăng tốc chi tiêu tài khóa và cho phép xây dựng cơ sở hạ tầng mới. Theo đó, năm nay nước này sẽ chuyển hướng trở lại đầu tư. Tuy nhiên, việc quay trở lại mức nới lỏng lớn như đã thấy trong các năm 2008-2009 hoặc 2015 và 2016, khó có thể xảy ra vì Bắc Kinh sẽ duy trì khuôn khổ của mình để tập trung vào kỷ luật tài chính.

    Hàng dài người đang xếp hàng chờ xét nghiệm tại Bắc Kinh, đầu tháng 2/2022. Ảnh: Reuters

    Hàng dài người đang xếp hàng chờ xét nghiệm tại Bắc Kinh, đầu tháng 2/2022. Ảnh: Reuters

    Theo báo cáo, chuỗi cung ứng toàn cầu cũng sẽ phải đối mặt với nhiều gián đoạn hơn từ chiến lược ngăn chặn Covid-19 của Trung Quốc. Tác động cụ thể sẽ khác nhau tùy vào khu vực địa lý và ngành.
    "Việc đóng cửa ở Tây An đã ảnh hưởng đến sản lượng của các công ty bán dẫn, bao gồm Micron và Samsung. Các biện pháp ngăn chặn gần đây ở Thiên Tân buộc Toyota và Volkswagen phải đình chỉ các nhà máy", báo cáo nêu ra một vài ví dụ.

    Ông Hirson cho biết, gần đây xuất hiện sự bất bình ngày càng tăng liên quan đến các biện pháp ngăn chặn cực đoan ở các khu vực. Nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển chậm lại đã đè nặng lên sinh kế của người dân. Tuy vậy, theo ông, điều đó khó có thể dẫn đến những rủi ro về ổn định xã hội nghiêm trọng trên cả nước.

    Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), Trung Quốc tăng trưởng 8,1% trong năm 2021, cao hơn dự báo 8% của các nhà phân tích. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu trì trệ đã xuất hiện trong quý cuối năm, nhất là doanh số bán lẻ thấp hơn kỳ vọng trong tháng 12. Goldman Sachs đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc năm 2022 từ 4,8% xuống 4,3%, chỉ bằng hơn một nửa so với kết quả năm qua.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Luật sư - Trạng sư?

Luật Bồi thường thương tích cá nhân, tai nạn


Article sourced from VNEXPRESS.

Original source can be found here: https://vnexpress.net/zero-covid-tro-ngai-voi-kinh-te-trung-quoc-4424121.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ