Trung Quốc: Chính sách 'Zero Covid-19' gây tranh cãi

15:00' 11-04-2022
Đợt bùng dịch ở Trung Quốc làm dấy lên nhiều tranh cãi khi một số người cho rằng phong tỏa gây thiệt hại hơn cả Covid-19, số khác lo ngại hệ thống y tế khủng hoảng nếu mở cửa.


    “Covid-19 không tệ hơn bệnh cúm, vậy chúng tôi sợ điều gì?", Wang Jie đặt câu hỏi trong một bài viết trên Wechat, chỉ trích chính sách "Zero Covid-19" mà nước này đang áp dụng. Bài viết của anh đã được lan truyền rộng rãi vào cuối tuần trước.

    Mạng xã hội Trung Quốc đã trở thành tâm điểm tranh luận về hiệu quả của lệnh phong tỏa trên diện rộng, trong bối cảnh giới chức nước này đang cố gắng duy trì chính sách "Zero Covid-19" để ứng phó với đợt bùng phát tồi tệ nhất kể từ đầu đại dịch, theo South China Morning Post.

    Theo đó, các thành phố trên khắp Trung Quốc phải thực hiện các biện pháp phong tỏa, xét nghiệm hàng loạt, quy định phòng dịch nghiêm ngặt và biên giới quốc gia gần như đóng cửa.

    Tuy nhiên, khi biến chủng Omicron với gần 23.000 ca mắc được báo cáo hôm 6/4, chính sách này đang đối mặt với nhiều áp lực.

    Nguồn lực cạn kiệt

    Trong hai tuần qua, cuộc tranh luận về chiến lược Zero Covid-19 đã trở nên gay gắt khi Thượng Hải, thành phố với hơn 26 triệu dân, áp đặt lệnh phong tỏa.

    Nhiều người bất bình đã chỉ ra rằng chính sách phong tỏa nghiêm ngặt mà chính phủ Trung Quốc đang áp dụng không còn phù hợp.

    Theo ông Wang, các số liệu thống kê chính thức cho thấy Thượng Hải không có ca t‌ử von‌g hay trường hợp chuyển biến nặng vì Covid-19, mặc dù thành phố đã ghi nhận hơn 114.000 ca kể từ ngày 1/3.

    “Trong đợt bùng phát dịch Covid-19 ở Thượng Hải, gần 100% số người mắc bệnh đã tự khỏi trong khoảng 10 ngày mà không cần dùng thuốc hay tiêm”, ông Wang cho biết.

    Ông lập luận rằng "nguồn lực y tế của Thượng Hải đã cạn kiệt", vì phải tập trung vào các công việc liên quan đến Covid-19.

    “Có người truyền tai nhau rằng một số bác sĩ, vốn đã kiệt sức, không điều trị cho những người bị bệnh nặng mà lại chăm sóc những bệnh nhân mắc Covid-19 tràn đầy năng lượng, đang nghịch điện thoại của họ”, ông nói.

    Tuy nhiên, chính quyền trung ương đã bảo vệ chiến lược này, nói rằng Zero Covid-19 dựa trên học thuyết “con người, sự sống là trên hết”. Họ lập luận việc để SARS-CoV-2 lây lan sẽ gây ra số ca t‌ử von‌g đáng kể ở Trung Quốc.

    Các nhà chức trách đã tuyên truyền câu nói “bền bỉ là chiến thắng” của Chủ tịch Tập Cận Bình, để khuyến khích người dân tiếp tục hành động.

    What’s On Weibo, một trang web theo dõi các xu hướng trên nền tảng truyền thông xã hội Trung Quốc, đã cố gắng tuyên truyền những câu chuyện tích cực hoặc truyền cảm hứng để cải thiện tinh thần người dân.

    Không thể “buông xuôi”

    Bất chấp những lời chỉ trích từ một số người dân, số khác tin rằng Trung Quốc không đủ khả năng để áp dụng chiến lược “sống chung với Covid-19”, và nên tiếp tục cố gắng diệt trừ SARS-CoV-2.

    “Mặc dù đại lục có tỷ lệ tiêm chủng cao, vẫn còn hàng chục triệu người chưa được tiêm phòng, trong đó có nhiều người cao tuổi hoặc mắc các bệnh tiềm ẩn. Chúng ta cứ để họ chết hay sao?”, Cindy Shen, một người dân Thượng Hải, cho biết.

    Một nhân viên chống dịch trên đường phố ở Thượng Hải. Ảnh: Reuters.

    Theo bà Shen, Trung Quốc có thể chọn cách “buông xuôi”, tức từ bỏ các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt hiện tại, bất cứ lúc nào. “Thật dễ dàng để làm điều đó. Nhưng một khi chúng tôi mở cửa biên giới và từ bỏ chính sách diệt trừ virus này, hệ thống y tế sẽ bị quá tải ngay lập tức”.

    Bên cạnh mối quan tâm về các ca bệnh nghiêm trọng và tỷ lệ t‌ử von‌g, nhiều cư dân đại lục cũng lo lắng về các triệu chứng tiềm ẩn khi mắc Covid-19.

    Một bài báo tuyên bố rằng căn bệnh này sẽ dẫn đến 200 triệu chứng, trong đó có mất vị giác và khứu giác, suy giảm chức năng phổi, liệt dương và tổn thương não.

    Trong một video lan truyền vào đầu tuần này, một người đàn ông sống ở Hong Kong cho biết một tháng sau khi phục hồi từ lần nhiễm biến chủng Omicron, anh vẫn chưa thể lấy lại vị giác.

    Chia sẻ của người đàn ông này chưa được xác minh, nhưng một nghiên cứu đăng trên Nature cũng chỉ ra kết quả tương tự. Theo đó, 84% người phục hồi chứng mất vị giác trong khoảng một tháng và 95% trong vòng 6 tháng. Nghiên cứu này được công bố vào tháng 1/2021, trước khi biến chủng Omicron phổ biến rộng rãi.

    Tuy nhiên, Li Tong, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm từ bệnh viện Youan Bắc Kinh, nói với hãng tin People’s Daily rằng chứng mất vị giác của người đàn ông trên là một trường hợp cá biệt và sẽ tự khỏi theo thời gian.

    Dù một bộ phận người dân đồng tình với các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt của chính phủ, họ vẫn bất bình vì phải đối mặt với cảnh mắc kẹt trong các cuộc phong tỏa kéo dài.

    Họ không còn lo lắng nhiều về nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2, mà là về việc tìm kiếm nhu yếu phẩm cơ bản. Một mối lo ngại nghiêm trọng là việc tranh giành thực phẩm tươi sống hàng ngày trên các nền tảng trực tuyến.

    “Khi tôi kiểm tra các ứng dụng, tất cả cửa hàng bán rau đều đã hết sạch hàng. Tôi bực bội như một con sư tử châu Phi để mất con mồi khi đi săn”, một người dân họ Shi viết trên WeChat.

    Trong một đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc, một đám đông công nhân nhập cư ở thành phố Lang Phường, tỉnh Hà Bắc, phía bắc Trung Quốc, đối đầu với một số nhân viên phòng chống dịch, nói: “Chúng tôi muốn chấm dứt việc phong tỏa. Không có tiền, chúng tôi sắp chết đói”.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Giáo dục?
Williamstown High School Vùng: Williamstown. Phone: 9393 9039
Xem thêm

Trường có truyền thống về các chương trình học thuật, âm nhạc, thể thao và nghệ thuật.


Article sourced from XALUAN.

Original source can be found here: https://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=3445953


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ