Trí tuệ xã hội quan trọng không kém trí thông minh cảm xúc, không phải bẩm sinh mà chủ yếu do học hỏi
- Tôi thích giao lưu.
- Tôi thoải mái với tất cả mọi người, từ già đến trẻ, dù giàu hay nghèo.
- Tôi luôn luôn hòa mình vào các bữa tiệc.
- Tôi có thể bị ảnh hưởng mạnh mẽ nếu ai đó cười hoặc cau mày với tôi.
- Tôi thường chủ động giới thiệu bản thân với người lạ.
- Tôi thường quan tâm đến ấn tượng của mình tới người khác.
- Tôi dễ dàng thích nghi với mọi hoàn cảnh xã hội.
- Khi ở với một nhóm bạn, tôi thường là người phát ngôn của họ.
- Tại các bữa tiệc, tôi có thể nhận ra ngay ai có hứng thú với mình.
- Tôi dễ đàng đoán biết tính cách một người bằng cách quan sát cách họ tương tác với người khác.
Trí tuệ xã hội (Social intelligence - SI) là khả năng hiểu các tình huống xã hội và phản ứng một cách khôn ngoan, hiệu quả trong các tình huống ấy. Nó liên quan đến năng lực xã hội, hay còn được gọi là "trí thông minh đường phố".
Khác với trí thông minh nói chung (IQ) và một số khía cạnh của trí tuệ cảm xúc, trí tuệ xã hội không phải bẩm sinh mà chủ yếu do học hỏi. Điều đó có nghĩa nó có thể được phát triển và tăng lên.
Ảnh: Growapp.
Theo tiến sĩ Ronald E. Riggio, giáo sư chuyên ngành tâm lý lãnh đạo và tổ chức tại Đại học Claremont McKenna ở California, Mỹ, trí tuệ xã hội được tạo nên từ các yếu tố sau.
Kỹ năng giao tiếp
Người thông minh về mặt xã hội có thể kéo dài cuộc trò chuyện với nhiều kiểu người khác nhau. Tại các bữa tiệc hoặc những buổi gặp mặt xã hội, họ biết cách hòa mình.
Hiểu biết tình huống xã hội
Nắm bắt các quy tắc và chuẩn mực "ngầm" trong tương tác xã hội là một phần quan trọng của trí tuệ xã hội. Một cá nhân sở hữu trí tuệ xã hội cao dễ dàng nhìn ra vai trò của người khác và lựa cách cư xử tùy theo tình huống.
Kỹ năng lắng nghe
Người thông minh về mặt xã hội là người giỏi lắng nghe. Họ không chỉ tiếp thu những gì người khác nói mà còn khiến đối phương cảm thấy mình được lắng nghe, thấu hiểu và kết nối.
Hiểu động cơ của người khác
Nếu có trí thông minh xã hội tốt, bạn sẽ "đọc" được người khác để biết họ nghĩ gì, cảm thấy thế nào, thích điều gì và từ đó dự đoán hành động của họ.
Kỹ năng nhập vai
Người thông minh về mặt xã hội biết cách đặt mình vào vị trí người khác để cảm thấy thoải mái với nhiều kiểu người khác nhau. Điều này tạo nên sự tự tin và tâm lý "tôi có thể làm được".
Kiểm soát ấn tượng
Đây có lẽ là yếu tố phức tạp nhất trong trí tuệ xã hội. Người thông minh về mặt xã hội có khả năng cân bằng giữa hình ảnh tạo ra cho xã hội thấy và con người thật của mình.
Để đánh giá trí tuệ xã hội của mình, bạn hãy trả lời các câu hỏi dưới đây và tính điểm. "Hoàn toàn không giống tôi" là 1 điểm, "hoàn toàn giống tôi" là 5 điểm.
Kết quả từ 40 điểm trở lên chứng tỏ bạn có trí tuệ xã hội cao.
Vậy làm thế nào để phát triển trí tuệ xã hội?
Theo tiến sĩ Riggio, điều này đòi hỏi cố gắng và sự chăm chỉ. Hãy chú ý hơn đến xã hội xung quanh bạn, cải thiện khả năng diễn thuyết và trò chuyện. Hãy học cách lắng nghe, đừng ngần ngại hỏi lại đối phương để chắc chắn bạn hiểu đúng ý họ. Quan trọng nhất, hãy nghiên cứu các tình huống xã hội và chính các hành vi của bạn.
Article sourced from VNEXPRESS.
Original source can be found here: https://vnexpress.net/ban-co-tri-thong-minh-duong-pho-khong-4179642.html