Trẻ sơ sinh ngủ chung với ba mẹ sẽ hạnh phúc hơn
Ảnh minh họa
Sơ sinh là giai đoạn trẻ cần được chăm sóc kỹ càng từ chuyện ăn đến chuyện ngủ. Biết bao nhiêu thứ khiến mẹ phải quan tâm. Đối với sơ sinh, giấc ngủ rất quan trọng vì chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Có mẹ sẽ cho ngủ cùng mình vì có thể tiện cho con bú, chăm sóc bé hàng đêm. Tuy nhiên cũng có nhiều người không đồng tình quan điểm cho trẻ ngủ chung. Vậy có nên cho trẻ sơ sinh ngủ chung với ba mẹ hay không? Các chuyên gia đã tìm ra câu trả lời. Sự gắn kết về thể chất khi cho trẻ ngủ cùng mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe thể chất và tâm thần cho trẻ.
Các chuyên gia cho rằng, kỹ thuật "nuôi con gắn bó" bao gồm việc cho trẻ sơ sinh ngủ chung với ba mẹ và cho con bú có thể tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của đứa trẻ.
Kỹ thuật nuôi con này do bác sĩ nhi khoa người Mỹ, William Sears đưa ra đưa trên việc cha mẹ đáp ứng nhu cầu của con cái và mối liên kết chặt chẽ với thể xác của trẻ càng nhiều càng tốt.
Phương pháp này khuyến khích các bà mẹ xây dựng mối liên kết chặt chẽ với con cái của họ thông qua việc tiếp xúc gần gũi với thế chất, sự đáp ứng nhu cầu của trẻ và sự đồng cảm của người mẹ. Một số người tin rằng đó là cách lý tưởng để nuôi dạy những đứa trẻ an toàn và độc lập. Người ta tin rằng, sự gắn kết chặt chẽ này tạo một nền tảng vững chắc để trẻ có được những mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống sau này.
1. Ngủ cùng cha mẹ giúp trẻ tự tin và hạnh phúc hơn
Susan Krauss Whitbourne, giáo sư Khoa học tâm lý học tại Đại học Massachusetts Amherst, Mỹ, cho biết đã có bằng chứng cho thấy phương pháp nuôi con gắn bó giúp trẻ thành công hơn trong tương lai. Sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái có thể giúp trẻ sống tự tin và hạnh phúc hơn.
Cô nói rằng, sự gắn kết gắn kết này bao gồm việc cha mẹ ngủ trong cùng một phòng hoặc thậm chí là ngủ cùng giường với con của họ và có các biện pháp bảo vệ an toàn thích hợp cho trẻ.
Cô nhấn mạnh rằng: "Nếu tách phương pháp nuôi dạy con gắn bó ra khỏi các nghiên cứu định hướng khách quan hơn, thì đó là một cách tiếp cận hợp lý, thúc đẩy sức khỏe thể chất và tâm lý ở trẻ em."
Cô giải thích, sự gắn kết với cha mẹ cho trẻ cảm giác an toàn, giúp chúng sống hạnh phúc và ít xung đột hơn ở tuổi trưởng thành. Thậm chí còn có nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ này lớn lên sẽ trở thành cha mẹ tốt.
2. Trẻ ít căng thẳng, kiểm soát cảm xúc tốt hơn
Giáo sư Susan nói thêm: "Trẻ sơ sinh được nuôi dạy bằng phương pháp trên sẽ có mức độ căng thẳng thấp hơn, ít quấy khóc hơn và cảm thấy gắn kết nhiều hơn với các thành viên trong gia đình khi chúng trưởng thành, thậm chí còn có mức độ đồng cảm cao hơn.
Càng lớn tuổi, chúng sẽ càng dễ kiểm soát cảm xúc của mình, nhưng sự gắn kết với cha mẹ từ thuở bé là nền tảng có thể đảm bảo trẻ kiểm soát cảm xúc tốt hơn."
Giáo sư Susan kết luận rằng việc áp dụng phương pháp nuôi dạy con gắn bó có thể giúp cha mẹ bớt căng thẳng, ít nước mắt, ít nóng giận hơn và trẻ em cũng có thể dễ dàng thích nghi với người giữ trẻ hoặc môi trường nhà trẻ.
Theo giáo sư, phương pháp là này là một cách tiếp cận hợp lý, có thể mang đến lợi ích cho cả cha mẹ và con cái.
3. Cho trẻ cảm giác an toàn
Giáo sư Susan không phải là người duy nhất quan tâm đến những lợi ích của việc nuôi con gắn bó.
Một nghiên cứu vào năm 2010 được thực hiện bởi Patrice Marie Miller và Michael Lamport Commons tại Trường Y Harvard cũng cho thấy những lợi ích về phương pháp nuôi dạy con gắn bó.
Các nhà nghiên cứu cho biết: "Những lợi ích bao gồm việc ít căng thẳng hơn, ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển não bộ và cách đối phó với căng thẳng sau này. Phương pháp này đã được chứng minh là làm giảm các vấn đề sức khỏe tâm thần trong sự phát triển của trẻ sau này."
Một lợi ích quan trọng về mặt tâm lý là sự gắn kết cho trẻ cảm giác an toàn giúp trẻ chủ động tìm đến cha mẹ khi đau khổ và được xoa dịu nỗi đau một cách hiệu quả.
Như vậy, sự tiếp xúc gần gũi giữa các bà mẹ với con, trong đó có việc cho trẻ sơ sinh ngủ chung với bố mẹ, kể cả ngủ cùng giường hay cùng phòng sẽ mang đến những lợi ích tuyệt vời cho trẻ và cha mẹ. Tất nhiên, hiệu quả còn khác nhau ở mỗi đứa trẻ. Vì vậy, điều quan trọng là cha mẹ phải xem xét sự thích nghi và đáp ứng của trẻ để điều chỉnh và lựa chọn phương pháp thích hợp nhất.
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2728124