Trăn gấm, ong bắp cày khổng lồ và những loài vật có độc tính cao ở châu Á
23:00' 15-10-2019
Nhiều loài vật ở châu Á khiến khách du lịch phải e dè vì bản tính hung hãn hoặc có độc tính cao như trăn gấm, gấu lợn, ong bắp cày khổng lồ...
Sư tử châu Á chủ yếu sống ở Ấn Độ và Pakistan, có kích cỡ cơ thể nhỏ hơn "người anh em" châu Phi nổi tiếng. Một con sư tử châu Á trưởng thành dài khoảng 2,9 m, nặng tới 200 kg. Chúng thường rình rập, săn những loài thú có vú nhỏ. Tuy nhiên, sư tử châu Á cũng có thể ăn thịt người và những loài lớn hơn nó. Ảnh: DNA India. |
Rắn hổ mang chúa sở hữu nọc độc đáng sợ, gây ra hàng nghìn trường hợp tử vong mỗi năm ở Ấn Độ và Sri Lanka. Rắn cạp nia, lục hoa cân... cũng là những loài khiến nhiều khách du lịch đến châu Á phải e dè. Trăn gấm được xem là mối nguy lớn hơn cả. Chúng không có nọc độc nhưng có thể dễ dàng nuốt chửng một con bê hay cừu. Trong nhiều trường hợp, trăn gấm còn ăn cả con người mà không gặp khó khăn gì. Ảnh: NatGeo. |
Tê giác Ấn Độ là một trong những sinh vật đáng sợ nhất ở châu Á. Chúng sở hữu lớp da dày, thân hình đồ sộ và chiếc sừng nhọn hoắt. Bản tính của loài vật này rất hung dữ, dễ bị kích động. Dù là loài vật trên cạn lớn thứ 5 toàn thế giới, tê giác Ấn Độ dễ dàng đạt vận tốc 60 km/h khi săn đuổi con mồi. Loài này có thị lực kém nên thường cảm thấy nguy hiểm ngay cả với những dấu hiệu nhỏ nhất, dẫn đến tình trạng tấn công bừa bãi. Khi đã nổi cáu, con tê giác Ấn Độ sẵn sàng tấn công mọi thứ, từ xe tải đến hổ. Ảnh: CBS News. |
Nhiều vùng biển ở châu Á có những loài cá mập dữ tợn như cá mập bò, cá mập hổ, cá mập trắng lớn... Cá mập bò nguy hiểm hơn cả. Chúng hoạt động ở các vùng nước nông. Nhiều vụ tấn công do cá mập bò gây ra đã được phát hiện tại Trung Quốc, làm khoảng 50 người chết/năm. Iran và Philippines cũng là những điểm đến du khách cần cẩn trọng về vấn đề cá mập. Ảnh: Newsweek. |
Voi châu Á là loài vật to thứ hai thế giới, sau voi châu Phi. Chúng cao trung bình 3 m, nặng 4 tấn và thường được cho là hiền lành, thân thiện. Tuy nhiên, vào mùa sinh sản, lượng testosterone của voi đực cao đột biến khiến chúng trở nên hung dữ hơn. Voi cái cũng đặc biệt nguy hiểm nếu chúng phải bảo vệ con. Ảnh: EJS. |
Châu Á là nơi sinh sống của nhiều loài cá sấu nguy hiểm. Bạn có thể tìm thấy cá sấu Ấn Độ, cá sấu nước mặn hay cả cá sấu đầm lầy, một trong những sinh vật đáng sợ nhất thế giới. Cá sấu châu Á cũng giống nhiều phiên bản khác, sở hữu tốc độ di chuyển nhanh và lực cắn rất mạnh. Chúng thích rình rập và săn mồi ở các vùng nước nông nên du khách cần đặc biệt cẩn trọng. Ảnh: Raul Avarez. |
Ong bắp cày khổng lồ châu Á cũng là một trong những nỗi lo lớn nhất của du khách. Loài này có chiều dài cơ thể khoảng 5 cm, vòi đốt 0,6 cm cùng sải cánh lớn, rộng cỡ 7,5 cm. Nọc độc của loài ong này có thể gây chết người nếu không được chữa trị kịp thời. Chúng thường ăn những loài côn trùng nhỏ. Trong một vài trường hợp, ong bắp cày cũng tấn công và ăn các loài ong yếu thế hơn. Ảnh: Wiki. |
Gấu lợn thường sống trong những khu rừng ở Ấn Độ. Chúng không quá to so với các loài gấu khác, chỉ khoảng 1m8 và nặng 80-140 kg. Tuy nhiên, gấu lợn lại đặc biệt nguy hiểm vì tính khí thất thường. Chúng chủ yếu ăn mối, thực vật cùng mật ong. Tuy nhiên, gấu lợn cũng liều lĩnh vào khu dân cư để tấn công con người và gia súc. Con người lỡ bước vào lãnh thổ của chúng khó thoát khỏi cái kết thảm khốc. Chúng sẽ cắn, xé nát người nạn nhân dù còn sống hay đã chết. Ảnh: The Bear. |
Hổ Bengal có chiều dài khoảng 3,2 m, trọng lượng hơn 230 kg nhưng dễ dàng ăn thịt con trâu nặng hàng tấn. Loài này đạt vận tốc 65 km/h khi săn mồi. Hổ Bengal là loài vật cực kỳ nguy hiểm nhưng các nhà khoa học ngày nay đang quan tâm nhiều hơn đến khả năng tuyệt chủng của chúng. Theo các báo cáo hồi tháng 4, loài này có thể biến mất hoàn toàn trong tương lai vì biến đổi khí hậu. Con người cũng thường săn bắt chúng vì sở hữu bộ da đặc biệt, nhiều bộ phận cơ thể có tác dụng tốt trong y học. Ảnh: Google Sites. |
Bạn đang tìm dịch vụ về Năng lượng mặt trời?
Cung cấp hệ thống năng lượng mặt trời thương mại với giá thấp nhất trên toàn nước Úc
Article sourced from NEWS.
Original source can be found here: http://news.zing.vn/tran-gam-gau-lon-va-nhung-loai-vat-dang-so-nhat-chau-a-post1000330.html