Tin Úc: Cảnh báo mòng biển Úc đang mang các dòng siêu khuẩn kháng thuốc có thể lây sang người

20:00' 13-07-2019
Mòng biển Úc đang mang các các dòng siêu khuẩn kháng thuốc kháng sinh, làm dấy lên nỗi lo sợ về việc siêu khuẩn có thể lây từ mòng biển sang người, gia súc và thú cưng.


    Photo: The Guardian
    Theo đó, một đội ngũ các nhà khoa học được dẫn đầu bởi các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Murdoch ở thành phố Perth (Tây Úc) phát hiện hơn 20% số mòng biển trên toàn nước Úc đang mang trong mình chúng những loại vi khuẩn kháng thuốc nguy hiểm, chẳng hạn như E coli. 
    Y học ghi nhận vi khuẩn E coli có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng nặng đe dọa đến tính mạng và viêm màng não.
    Tiến sĩ Sam Abraham, giảng viên khoa thú y và bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học Murdoch, cho biết kết quả nghiên cứu “hết sức bất ngờ” và gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với các cấp chính quyền ở Úc.
    Tiến sĩ nói “Chúng tôi phát hiện là ở bất cứ tiểu bang nào, thì quần thể mòng biển Úc đều chứa các loại siêu khuẩn hay vi khuẩn kháng thuốc, có thể lây truyền sang người. Các loại siêu khuẩn bên trong mòng biển có thể kháng lại những loại thuốc kháng sinh mạnh, và đó là điều khiến chúng tôi lo ngại”.
    Trên toàn cầu, việc xuất hiện các loại siêu khuẩn kháng thuốc kháng sinh đã gia tăng đến mức nguy hiểm, và là một trong những mối đe dọa hàng đầu đối với ngành y tế và an ninh lương thực, theo Tổ chức Y tế Thế giới và chính phủ liên bang Úc. 
    Theo nhóm chuyên gia, các vi khuẩn ở mòng biển có thể lây sang người nếu họ vô tình ăn phải sau khi tay dính vào phân của loài chim này.
    Chuyên gia nghiên cứu về virus và thú y thuộc Đại học Murdoch, Tiến sĩ Mark O’Dea, nói rằng trẻ em có thể sẽ bị nhiễm vi khuẩn nếu chạm tay chứa vi khuẩn lên miệng, hoặc chơi đùa trên các bãi cỏ hoặc các tảng đá lớn nơi thường có mòng biển đậu, song nguy cơ này có thể bị loại bỏ nếu trẻ rửa sạch tay sau khi chơi đùa.
    Tình trạng thậm chí còn đáng báo động hơn khi các chuyên gia phát hiện một số vi khuẩn ở mòng biển có khả năng kháng lại các loại thuốc kháng sinh là phòng tuyến chống chọi cuối cùng của con người, chẳng hạn như carbapenem.
    Cụ thể, một con mòng biển ở bãi biển Cottesloe, thuộc Perth, bị phát hiện mang trong mình vi khuẩn kháng thuốc colistin, thuộc nhóm carbapenem, hiện là lựa chọn điều trị bằng kháng sinh cuối cùng sau khi tất cả các loại thuốc khác đều vô hiệu. 
    Hong Dao - Viet Times Australia (Published by Adpro Media P/L)


    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Cultural Perspectives Vùng: Redfern. Phone: 0431 646 710
Xem thêm

Article sourced from theguardian.com.


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ