Tiểu hành tinh khổng lồ lao sát Trái Đất: Liệu có va đập?
Hình ảnh mô phỏng về các vật thể gần Trái Đất. (Ảnh: NASA)
Các tiểu hành tinh nhỏ hơn vẫn thường di chuyển gần Trái Đất với khoảng cách còn gần hơn và chuyện này xảy ra gần như hàng tuần.
Dù vậy, 2014 J025, được khám phá năm 2014, có lẽ là tiểu hành tinh lớn nhất từng đến sát Trái Đất kể từ năm 2004 đến nay. Vào thời điểm 2014 J025 ở gần Trái Đất nhất, khoảng cách của nó với hành tinh chúng ta bằng 4 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng.
"Dù không có nguy cơ nào tiểu hành tinh này sẽ va đập với Trái Đất, đây là cuộc tiếp cận với khoảng cách rất gần giữa một tiểu hành tinh có kích cỡ này và Trái Đất chúng ta", thông cáo của NASA cho biết.
Sau 2014 J025, Trái Đất phải đợi đến năm 2027 để "gặp gỡ" một tiểu hành tinh có kích thước tương tự. Khi đó, tiểu hành tinh 199-AN10 sẽ lao ngang Trái Đất với khoảng cách chỉ 380.000 km, tương tự khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng.
Sau khi băng qua Trái Đất, tiểu hành tinh này sẽ tiếp tục lao ngang Sao Mộc rồi di chuyển về trung tâm của Hệ Mặt Trời.
Nhờ vào kích thước và quỹ đạo di chuyển của tiểu hành tinh này, ngay cả những người quan sát thiên văn nghiệp dư cũng có thể xem được tiểu hành tinh này bằng kính viễn vọng nhỏ.
Cũng trong ngày 19/4, sao chổi PanSTARRS cũng sẽ di chuyển gần đến Trái Đất với khoảng cách an toàn là 175 triệu km. Sao chổi này có thể được quan sát trên bầu trời lúc hừng đông với ốm nhòm hoặc kính viễn vọng nhỏ.
Các tiểu hành tinh thường được cấu thành bởi đá và các vật liệu kim loại. Trong khi đó, sao chổi thường nhỏ hơn với thành phần gồm băng, bụi và đất đá.
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1762231