Tiến sĩ giải phẫu thần kinh chỉ ra 8 thói quen mỗi ngày giúp não bộ "trẻ mãi không già"

17:00' 29-03-2021
Bộ não con người sẽ dần lão hóa theo tuổi tác và việc giữ cho não bộ luôn hoạt động trong mọi thời điểm là điều vô cùng quan trọng. Vậy làm thế nào để đạt được điều đó?


    Tiến sĩ Sanjay Gupta, một nhà giải phẫu thần kinh nổi tiếng người Mỹ đã tiết lộ 8 cách đơn giản để bảo vệ não bộ. Theo quan điểm của ông, thay đổi lối sống có thể cải thiện đáng kể sức khỏe não bộ và thậm chí đẩy lùi một số bệnh về não.

    1. Coi việc không vận động như một loại “bệnh”

    Để khiến bản thân trở nên năng động nhất có thể, ở văn phòng của tiến sĩ Gupta không có ghế. Theo ông, lợi ích của việc vận động mọi lúc mọi nơi đối với não bộ thậm chí còn hiệu quả hơn cả việc đi tập gym. Nếu bạn có cơ hội đứng lên và đi lại trong cuộc họp, gọi điện thoại hoặc trong các hoạt động khác, vậy đừng ngồi xuống. "Hãy coi việc không vận động giống như một loại “bệnh tật”, Gupta nói.

    2. Chuẩn bị tốt các bài tập thể dục

    Tiến sĩ giải phẫu thần kinh chỉ ra 8 thói quen mỗi ngày giúp não bộ amp;#34;trẻ mãi không giàamp;#34; - 1

    Tập thể dục có thể làm tăng lưu lượng máu lên não, ức chế tình trạng viêm và thúc đẩy sự phát triển của các tế bào não mới. Cần ít nhất 150 phút tập thể dục cường độ cao mỗi tuần. Tiến sĩ Gupta lấy chính mình làm ví dụ, "bất cứ ở nơi đâu, tôi đều có giày, đồ bơi. Trong văn phòng cũng có các thanh xà đơn”, ông nói.

    3. Đi bộ nhiều hơn, giao tiếp nhiều hơn, kiểm soát cảm xúc

    Đi bộ nhanh với bạn bè và thảo luận về các vấn đề của bản thân. Quá trình này tác động tới 3 hoạt động của não: di chuyển, giao tiếp xã hội và giải tỏa căng thẳng. Tiến sĩ Gupta nói: "Làm ba điều này có thể "giải độc" não của bạn”.

    4. Kiểm soát lượng đường trong chế độ ăn uống

    Để bảo vệ não, bạn cần kiểm soát lượng đường trong máu. Lượng đường dư thừa có thể độc hại, gây chết tế bào thần kinh và gây suy giảm nhận thức. Sau khi tiến sĩ Gupta giảm lượng đường trong chế độ ăn uống của mình, ông đã phát hiện nhận thức của mình đã "tăng một cách thần kỳ".

    Ông đã sử dụng các tiêu chí của Ủy ban Sức khỏe Não toàn cầu để xem xét loại thực phẩm nào nên ăn nhiều hơn và loại thực phẩm nào nên ăn ít hơn.

    Thực phẩm hạng A: Ăn thường xuyên

    Tiến sĩ giải phẫu thần kinh chỉ ra 8 thói quen mỗi ngày giúp não bộ amp;#34;trẻ mãi không giàamp;#34; - 3

    - Rau tươi, đặc biệt là rau xanh

    - Quả mọng

    - Cá và các loại hải sản khác (nhưng không chiên ngập dầu)

    - Chất béo lành mạnh, chẳng hạn như dầu ô liu nguyên chất, bơ, trứng nguyên quả

    - Các loại quả hạch

    Thức ăn loại B: Có thể dùng làm thức ăn hàng ngày

    - Các sản phẩm từ đậu nành và các loại đậu khác

    - Trái cây 

    - Các sản phẩm sữa ít đường, ít béo, chẳng hạn như sữa chua

    - Gia cầm

    - Các loại ngũ cốc

    Thực phẩm loại C: Tiêu thụ hạn chế

    Tiến sĩ giải phẫu thần kinh chỉ ra 8 thói quen mỗi ngày giúp não bộ amp;#34;trẻ mãi không giàamp;#34; - 4

    - Đồ chiên

    - Bánh ngọt, thực phẩm có đường thực phẩm sản xuất

    - Các sản phẩm thịt đỏ như thịt xông khói, xúc xích

    - Thịt đỏ, chẳng hạn như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn

    - Các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo, giàu chất béo bão hòa, chẳng hạn như pho mát và bơ

    - Muối (sử dụng nước cốt chanh, gia vị hoặc giấm thay thế)

    5. Ăn thực phẩm tươi sống

    Thực phẩm tươi chứa nhiều thành phần, có lợi cho não (chẳng hạn như axit béo omega-3) lan truyền trong cơ thể, thậm chí giúp giải phóng các thụ thể để làm cho các thành phần có lợi này hoạt động. Đó là lý do tại sao ăn thịt cá tốt cho sức khỏe não bộ hơn là ăn các thực phẩm bổ sung.

    6. Uống nhiều nước

    Tiến sĩ giải phẫu thần kinh chỉ ra 8 thói quen mỗi ngày giúp não bộ amp;#34;trẻ mãi không giàamp;#34; - 5

    Ngay cả khi mất nước nhẹ cũng có thể làm giảm năng lượng và nhịp điệu não bộ của bạn. Não bộ được cấu tạo chủ yếu bởi nước, và việc mất nước 2% sẽ có tác động nhất định đến trí nhớ, tốc độ xử lý và tư duy phân tích. Để tránh mất nước, tiến sĩ Gupta sẽ mang theo một chai nước bên mình và uống trong vòng một ngày.

    7. Nói chuyện nhiều với bạn bè

    Nếu bạn thấy các hoạt động xã hội như chơi với bạn bè là tốn thời gian, bạn phải thay đổi suy nghĩ này. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có quan hệ xã hội lớn có khả năng chống lại sự suy giảm nhận thức liên quan đến bệnh Alzheimer hơn những người có quan hệ xã hội nhỏ. Nói cách khác, dành nhiều thời gian hơn cho bạn bè sẽ khiến não bộ được hoạt động nhiều hơn.

    8. Tìm những điều mang lại cho bạn hy vọng

    Ikigai có nguồn gốc từ Nhật Bản và có thể hiểu là "ngay cả khi bạn làm không tốt hiện tại, bạn vẫn luôn có thể hy vọng". Ở Okinawa, Nhật Bản, người dân hiểu biết sâu sắc về ikigai, và tỷ lệ mắc bệnh mất trí nhớ cũng thấp. Điều khiến bạn cảm thấy có ý nghĩa có thể là một hoạt động hoặc điều gì đó bạn quan tâm. Thông qua đó, bạn có thể tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống, ví dụ như hoạt động tình nguyện, huấn luyện, âm nhạc, viết lách hay nghệ thuật…



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Shou Sumiyaki Vùng: Melbourne. Phone: 9663 0801
Xem thêm

ẩm thực đặc sắc của Nhật Bản, thịt bò wagyu thượng hạng


Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/goc-chuyen-gia/tien-si-giai-phau-than-kinh-chi-ra-8-thoi-quen-moi-ngay-giup-nao-bo-tre-mai-khong-gia-c410a469794.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ