Thực phẩm mốc độc gấp 68 lần thạch tín, bỏ ngay đừng tiếc

22:00' 25-03-2022
Chỉ 1mg aflatoxin có trong thực phẩm bị mốc cũng đủ khiến bạn bị ung thư. Do đó, đồ mốc là thứ bạn nên tránh xa, nếu muốn bảo vệ cơ thể.

Theo các nhà khoa học, aflatoxin là chất có độc tính cao, thậm chí độc gấp 68 lần asen (thạch tín) và gấp 10 lần kali xyanua. Aflatoxin có khả năng phá hủy mô gan, cũng là chất gây ung thư sinh học mạnh nhất. Năm 1993, aflatoxin được xếp vào loại chất gây ung thư loại một, theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đáng nói, aflatoxin tồn tại trong các thực phẩm bị mốc, điển hình là các đồ rất gần gũi sau đây:

Các loại hạt (ngô, lạc, đỗ... ) mốc 

Aflatoxin ẩn chứa trong thực phẩm bị mốc, đặc biệt là thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như lạc, ngô, kê, đậu... Trong môi trường nhiệt độ cao, ẩm ướt, tinh bột hỏng sinh ra aflatoxin - chất gây ung thư gan. 

Các loại hạt mốc rất nguy hại cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Aflatoxin lây lan dưới dạng bào tử, khiến thực phẩm dễ bị nấm mốc lây lan rộng. Thêm vào đó, chất này có tính hòa tan trong nước thấp, nên kể cả khi bạn rửa, xả dưới nước, nó vẫn tồn tại trong bề mặt hạt. Nhiệt độ bẻ gãy cấu trúc aflatoxin là 280 độ C, do đó, nó chỉ có thể bị vô hiệu hóa khi nhiệt độ đạt tới mức đó. Trong khi đó, các phương pháp nấu nướng thông thường không thể đạt tới nhiệt độ này. 

Các loại hạt dưa, hạt dẻ cười, hạt bí... đã mốc hoặc hình thành đốm đen, vị đắng rất nguy hiểm cho sức khỏe. Cần tránh ăn, trong trường hợp lỡ ăn phải hạt này, bạn nên lập tức nhổ đi, súc miệng kỹ. 

Cách phòng tránh:

Mỗi lần mua thực phẩm, nhất là các loại hạt, bạn đừng mua nhiều. Chỉ nên mua đủ dùng. Nên phơi hạt dưới nắng để hạt khô, không bị ẩm mốc, giúp aflatoxin không có môi trường phát triển. 

Gạo hỏng

Gạo là loại hạt rất dễ hỏng và sinh độc tố aflatoxin. Theo lời khuyên của các bác sĩ dinh dưỡng Trung Quốc, thói quen tiếc của, ăn gạo mốc, hỏng có thể vô tình khiến bạn rước bệnh hiểm nghèo. 

Cách phòng tránh: Ăn gạo sạch, được sấy - phơi đúng tiêu chuẩn và bảo quản đúng cách. Không ăn cơm thừa ôi, thiu hoặc để lưu cữu qua ngày. 

Đũa bát mốc 

Nhiều người chủ quan, chỉ lau đũa để lâu ngày chứ không rửa xà phòng, luộc nước sôi... cho sạch trước khi dùng. Trên thực tế, chiếc đũa tự nó không sản sinh aflatoxin, nhưng nếu thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao bám vào các khe nứt, kẽ hở... có thể khiến đũa trở thành vật trung gian truyền aflatoxin, đưa vào cơ thể. 

Các chuyên gia khuyên bạn nên hạn chế dùng đũa tre, sơn mài... đã sử dụng lâu. Nên thay mới đũa thường xuyên. Nếu có thể, nên mua đũa kim loại dùng cho sạch sẽ. Khi rửa đũa, nên ngâm trước một lúc cho các chất bám vào thân đũa mềm và rơi ra.

Các loại bột để lâu 

Bột mè, bột đậu phộng, bột gạo... để lâu dẫn đến bị hấp hơi, bị ẩm, ỉu... rất không tốt cho sức khỏe. Nếu mắt thường có thể quan sát các dấu hiệu mốc bám trên bề mặt hạt thì với bột, bạn sẽ rất khó thấy. Do đó, nguy cơ tiềm ẩn trong các loại bột càng cao. 

Cách đề phòng:

Sau khi mở túi để dùng bột, bạn nên bỏ đi bột thừa. Để tránh phí phạm, nên mua số lượng vừa phải. Nếu buộc phải giữ số bột còn thừa lại, nên bảo quản đúng cách: buộc lại, để nơi khô ráo, thoáng khí... 

Các loại dầu ăn tự làm thủ công

Dầu mè, dầu lạc... mà bạn tự làm thường không thể tránh được nguy cơ có thành phần aflatoxin, do bạn không lọc được hạt hỏng, mốc... bằng mắt thường trước khi cho vào ép dầu. Do đó, tốt nhất là nên mua các loại dầu ăn được sản xuất theo dây chuyền khép kín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Ngoài ra, một mẹo được các chuyên gia khuyên nếu bạn dùng dầu ép thủ công là khi dầu vừa nóng, nên cho vào vài hạt muối, để 10-20 giây. Quá trình trung hòa và phân hủy aflatoxin bằng muối có thể giúp loại bỏ khoảng 95% aflatoxin.

Các chuyên gia cũng khuyên bạn ăn nhiều rau xanh để loại bỏ aflatoxin khỏi cơ thể, do chất diệp lục có thể ngăn cản sự hấp thụ aflatoxin hiệu quả.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Cultural Perspectives Vùng: Redfern. Phone: 0431 646 710
Xem thêm

Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/chat-doc-gap-68-lan-thach-tin-de-nap-trong-thuc-pham-nha-ai-cung-co-biet-de-tranh-an-c131a512177.html