Thời điểm nào phụ nữ nên im lặng để khiến đàn ông vừa nể, vừa tôn trọng?
Im lặng để cảnh cáo
Nhiều cánh mày râu chẳng hiểu vì sao trước khi yêu vợ anh hiền dịu, nhẹ nhàng, đáng yêu đến thế. Vậy mà sau khi kết hôn rồi bỗng hóa thành chiếc máy phát thanh không ngừng nghỉ, suốt ngày cau có, phàn nàn. Đôi khi còn khóc thầm là bởi vì họ người đàn ông bên họ chưa đủ tốt.
Tôi có anh bạn cùng công ty, thường có sở thích tán nhăng tán cuội mấy em đồng nghiệp mới vào. Hay cứ mỗi khi đi ra ngoài đường cứ liếc ngang, liếc dọc buộc miệng khen em này xinh, em này ngon khiến vợ ghen tuông lồng lộn, suốt ngày càm ràm, trách móc, chửi bới bản tính của anh ta.
Sau khi phát hiện cuộc trò chuyện tán tỉnh của anh ta với một cô gái, anh nghĩ kiểu gì vợ cũng nổi đóa lên và đang tìm cách bào chữa hợp lý nhất. Ấy thế mà vợ anh chẳng nói gì, cứ im lặng mấy ngày trời, điều đó tưởng như là hạnh phúc nhưng lại khiến anh ta ngột ngạt, sợ hãi và chưa bao giờ anh ta “sợ từ ly hôn” như lúc này. Thay vì tìm lời biện minh, anh ta lại chọn cách xin lỗi, cách làm hòa với vợ.
Im lặng để được tôn trọng
Đàn bà không không nói lời thừa thãi, không để đàn ông xem nhẹ lời nói của mình. Họ biết cái gì nên nói, lúc nào nên nói, khi nào, lúc nào nên im lặng.
Khi biết chồng đang khó chịu, mệt mỏi, áp lực với hàng tá chuyện công việc, chuyện xã hội, bạn bè ngoài kia, có thể anh sẽ bớt quan tâm vợ, lười chia sẻ việc nhà với vợ nhưng vợ sẽ biết thấu hiểu mà im lặng, nhường cho anh không gian riêng để suy nghĩ. Sự im lặng này không phải nhẫn nhịn, đó chính là khôn khéo, kiên nhẫn, tinh ý và khôn ngoan. Đó là sự tôn trọng chồng, cũng là cách khiến chồng phải tôn trọng mình.
Im lặng để thể hiện sự kiêu hãnh
Khi trái tim đau đớn nhất, tuyệt vọng nhất, tổn thương đến mức tê dại, đè nén không thể chịu đựng được nữa thì ra đi chính là niềm kiêu hãnh cuối cùng.
Chẳng cần khóc lóc ầm ĩ, chẳng cần gào thét chửi mắng,… phụ nữ khôn ngoan chọn cách dứt tình đó là chọn sự im lặng. Im lặng không phải là cam chịu, nhún nhường, chấp nhận sự tổn thương mà là ra đi trong tâm thế không phải của kẻ bị vứt bỏ, phản bội.
Tôi từng nghe một câu chuyện. Chị này từng được nhận học bổng du học sang Anh, nhưng ngặt lỗi chị phát hiện mình mang thai, chị chấp nhận từ bỏ ước mơ, ở nhà lấy chồng sinh con. Cuộc sống bấp bênh những ngày đầu lập nghiệp, những nỗi lo toan thường ngày khiến hôn nhân của chị rơi vào bế tắc.
Sau một năm ngày cưới chị phát hiện ra chồng ngoại tình với con của sếp, chị khóc lóc, ghen tuông điên cuồng nhưng rồi lại chọn cách im lặng. Hai năm sau, anh công khai, không kiêng dè sự tồn tại của chị và con.
Đến một ngày, chị quyết định đi tìm một công việc mới, không chịu dọn dẹp nhà cửa, cơm nước chu toàn như ngày xưa và bắt đầu đổi kiểu tóc, phong cách ăn mặc, rồi vỏn vẹn nói với chồng một câu “ly hôn đi”.
Và cuối cùng, im lặng để ra đi đúng lúc
Đây chính là giới hạn im lặng của đàn bà đã cạn tình, là lúc họ đau đớn nhất, tuyệt vọng nhất.
Đàn bà im lặng, đôi lúc đàn ông cho rằng họ đã thêm hiểu chuyện, họ đã thôi phàn nàn và không còn phiền phức, nhưng đàn ông không hiểu, khi đàn bà trở nên an phận và kiềm chế thì chính là lúc bản thân sắp mất đi họ.
Đàn bà khi đã cạn tình, sẽ chẳng phải ầm ĩ khóc lóc, gào hét chửi mắng… Họ hiểu rằng điều bản thân có thể làm duy nhất lúc này đó là dứt tình và mạnh mẽ. Mọi điều khác đã không còn chút nghĩa lý gì.
Im lặng này chính là cái kết sau cùng, là niềm kiêu hãnh cuối cùng của đàn bà. Họ im lặng để ra đi không tủi hổ, không trong tâm thế kẻ bị vứt bỏ, phản bội.
Nhưng phụ nữ ạ, phải nhớ rằng, im lặng và lắng nghe không có nghĩa là cam chịu, là nhún nhường, là mặc sức để đối phương tổn thương mình. Với đàn bà khôn, nếu im lặng để người khác xem thường mình, chính là im lặng chết. Ranh giới cho mức im lặng của đàn bà khôn ngoan bằng đúng sự tôn trọng họ nhận được.
Article sourced from PHUNUTODAY.
Original source can be found here: https://phunutoday.vn/4-thoi-diem-phu-nu-im-lang-khien-dan-ong-ne-so-chi-em-khong-the-bo-qua-d222142.html