Thời điểm nào cần thay bỉm cho con?

02:00' 12-10-2019
Nếu để bé mặc bỉm ướt hoặc dính phân, bé sẽ rất khó chịu và gây kích ứng da. Vì vậy, bố mẹ cần biết chính xác những thời điểm nào cần thay bỉm cho con.


    Thay bỉm cho con chắc hẳn là công việc mà cha mẹ phải làm nhiều nhất trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, thậm chí đến mức bạn cảm tưởng rằng cả ngày không làm được việc gì ngoài thay tã cho con. Tuy đôi lúc cảm thấy "chóng mặt" vì thay bỉm cho con nhưng đây lại là việc mà bạn cần phải quan tâm và chú trọng nhất. Vì nếu để bé mặc tã ướt hoặc dính phân thì sẽ gây khó chịu cho bé, chưa kể nó còn gây kích ứng da và hăm tã.

    Trung bình một ngày, trẻ sơ sinh dưới một tháng tuổi cần được thay từ 10 - 12 bỉm/ngày. Ở độ tuổi này, trong một ngày, bé có thể đi tiêu từ 3 – 4 lần và đi tiểu sau mỗi lần bú. Các bé càng lớn thì tần suất thay bỉm cho con càng giảm.

    Số tháng tuổi

     

    Số lượng bỉm cần dùng trong một ngày

     

     

    Số lượng bỉm cần dùng trong một tháng

     

    0 – 1 tháng tuổi

     

    10 - 12

     

     

    320

     

    1 – 5 tháng tuổi

     

    8 – 10

     

     

    240

     

    5 – 9 tháng tuổi

     

    8

     

     

    240

     

    9 – 12 tháng tuổi

     

    8

     

     

    240

     

    Khi nào cần thay bỉm cho con?

    diaperrashprevention-1024x682

    Trung bình một ngày, trẻ sơ sinh dưới một tháng tuổi cần được thay từ 10 - 12 bỉm/ngày (Ảnh minh họa).

    Khi thấy bỉm của bé bị bẩn và ướt, bạn nên thay nó ngay, bởi nhiễm trùng do nước tiểu và phân sẽ gây đau đớn cho bé và nó cũng rất khó điều trị.

    Thông thường cứ khoảng 1 đến 3 giờ, bạn nên kiểm tra bỉm bé một lần. Nếu bé chỉ tiểu thì bạn có thể để cho bỉm nặng một chút rồi thay, vì các loại bỉm hiện nay thường thấm hút rất tốt do đó bé rất khó bị ẩm ướt chỉ sau 1-2 lần tè. Nhưng nếu bé đi ị thì bạn phải thay bỉm ngay cho bé.

    Hiện nay, hầu hết các loại bỉm đều thiết kế vạch báo bỉm đầy ngay phía bên ngoài bỉm. Bố mẹ chỉ cần nhìn dấu hiệu vạch đó chuyển từ vàng sang xanh là biết đã đến giờ cần thay bỉm cho con mà không cần phải vạch bỉm ra kiểm tra phía bên trong.

    Thời điểm trước và sau khi cho bé ăn cũng như sau khi bé ngủ dậy thường là lúc bé sẽ đi vệ sinh nên bạn chú ý kiểm tra thay bỉm cho bé.

    Làm thế nào để thay tã cho trẻ sơ sinh nhanh chóng và dễ dàng, các mẹ hãy tham khảo 4 bước sau - Ảnh 3.

    Khi vạch vàng chuyển sang màu xanh báo hiệu đã đến giờ cần thay bỉm cho con.

    Chuẩn bị:

    - 1 bỉm sạch.

    - Bông gòn hoặc khăn mềm hay khăn ướt. Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi và những trẻ bị hăm tã, hãy sử dụng nước ấm và bông gòn để lau sạch cho bé và lau khô lại bằng khăn mềm. Đối với trẻ lớn hơn, bạn có thể sử dụng khăn ướt nhưng lưu ý là chọn loại không có mùi thơm và cồn.

    - Nước ấm.

    - Tấm lót chống thấm hoặc khăn lót.

    - Quần áo sạch để thay (nếu cần).

    - Kem chống hăm.

    - Đồ chơi để đánh lạc hướng nếu em bé không hợp tác.

    Khi chuẩn bị xong tất cả mọi thứ, bạn hãy đi rửa và lau khô tay trước khi thay bỉm cho con.

    Bước 1: Đặt bé lên bề mặt sạch, mềm, an toàn

    sfsf

    Một bàn thay đồ, một tủ thấp được trang bị một miếng đệm thay tã, một cái cũi hoặc một chiếc giường đều có thể là nơi thay bỉm cho bé. Đầu tiên, bạn trải miếng lót chống thấm xuống nơi thay bỉm và đặt bé nằm lên trên.

    Lưu ý cho dù bạn đang thay bỉm ở đâu, hãy đảm bảo luôn có một tay để giữ em bé, ngay cả khi đó là em bé sơ sinh, đồng thời bạn phải sắp xếp mọi thứ trong tầm tay bạn nhưng ngoài tầm với của bé.

    Bước 2: Vệ sinh cho bé

    Tháo bỉm bẩn ra, gấp đôi bỉm lại và đặt mông bé lên mặt sạch của bỉm. Tách hai chân của bé ra, nhúng bông gòn/khăn vào nước ấm, vắt khô và lau sạch "vùng kín" của bé, hai bên bẹn và tất cả các nếp gấp. Sau đó nhấc cả hai chân bé lên và lau mông bé thật kỹ.

    dg

    - Các bé gái cần được lau từ trước ra sau, để tránh bị nhiễm trùng vùng âm đạo.

    - Các bé trai thì thường có xu hướng tè trong khi thay bỉm, vì vậy, bạn có thể dùng bỉm hoặc khăn sạch phủ lên dương vật của bé để tránh bé bị ướt người. Bạn nhẹ nhàng lau xung quanh dương vật và bìu. Khi mặc bỉm thì lưu ý hướng dương vật của bé xuống dưới để bé tè không bị thấm ướt ra quần áo.

    Sau khi vệ sinh sạch sẽ cho bé, hãy lấy bỉm bẩn ra và đặt một chiếc khăn hoặc một bỉm sạch vào thế chỗ trước khi hạ chân bé xuống. Lau khô cho bé trước khi bôi kem chống hăm và mặc bỉm mới. Nếu bé vẫn còn cuống rốn thì bạn nên gập mép bỉm xuống sao cho bỉm không che hay chạm vào rốn.

    Ngày nào cũng thay bỉm cho con nhưng chưa chắc các mẹ đã biết chính xác bao lâu phải thay 1 lần - Ảnh 7.

    Với bỉm dán: Dán hai bên mép bỉm lại sao cho nó không quá chặt (sẽ gây đỏ và kích ứng da bé) và cũng không quá lỏng (tránh nước tiểu hoặc phân tràn ra ngoài).

    Với bỉm quần: Sau khi kéo bỉm lên cho vừa khít, mẹ nhớ kiểm tra phần lưng thun của bỉm, đảm bảo không có nếp gấp nào để bé không bị khó chịu.

    Bước 3: Mặc quần áo cho bé

    Bây giờ bạn đã hoàn tất việc thay bỉm, hãy mặc lại hoặc thay quần áo sạch cho bé.

    Bước 4: Rửa tay một lần nữa

    Kết thúc việc thay bỉm cho con, bạn hãy rửa tay lại một lần nữa với nước và xà phòng trước khi bế bé.

    Trong khi thay bỉm cho bé, cha mẹ có thể nói chuyện hoặc hát cho bé nghe, để giờ thay bỉm là giờ vui vẻ. Ngoài ra, nếu bé bị hăm và vết hăm hết sau hai đến ba ngày thì bạn hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa để được tư vấn.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Katie Hall MP Parliament of Victoria Vùng: Footscray. Phone: 9689 4283
Xem thêm

Katie Hall - ứng cử viên đảng Lao động mới cho vùng Footscray


Article sourced from AFAMILY.

Original source can be found here: http://afamily.vn/ngay-nao-cung-thay-bim-cho-con-nhung-chua-chac-cac-me-da-biet-chinh-xac-bao-lau-phai-thay-1-lan-20190920131249598.chn


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ