Thờ cúng tổ tiên, người đã khuất có quan trọng không?
Thờ cúng tổ tiên, người đã khuất là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Tuy nhiên, điều này dần phai nhòa theo nhịp sống hiện đại, khi người ta không hiểu vì sao phải thờ cúng tổ tiên, chưa thấm nhuần những giá trị của việc thờ cúng người đã khuất quan trọng như thế nào.
1. Thế nào là “thờ cúng”?
Trước hết chúng ta cần tìm hiểu nghĩa của hai từ “Thờ cúng”. “Thờ” là dựng lên cái gì đó về mặt hình thức, về tín ngưỡng như lư hương, hình ảnh. “Cúng” là dâng lên những thực phẩm, nước, trái cây, nhang, đèn,… mà cảm nhận được bằng các giác quan, để ngửi, để thưởng thức. Theo tâm linh, thông tường từ “thờ cúng” thường dành cho người đã khuất.
Sẽ xảy ra một số trường hợp, có người chỉ thờ mà không có cúng, có một số người họ cúng nhưng không thờ như chúng ta cúng mâm cơm để cầu bình an. Còn thờ cúng cụ thể như thắp nhang lên bàn thờ Phật, mỗi tháng có ngày rằm, mùng 1 thay nước cúng, trái cây, trưng hoa hay cúng ông bà tổ tiên loại trái cây mà sinh thời họ thích ăn…
Người Việt có xu hướng nhìn lại quá khứ và nuối tiếc dĩ vãng nhiều hơn là hướng đến tương lai như người phương Tây. Vì thế, họ thường lưu giữ những tình cảm, niềm thương tiếc đối với ông bà, cha mẹ quá cố. Tập tục thờ cúng tổ tiên của người Việt ra đời trên căn bản này và được đa số người Việt xem gần như một tôn giáo, gọi là đạo Thờ cúng Ông Bà.
Việc thờ cúng người đã khuất bắt đầu từ lúc có đám tang, sau đám tang là tuần thất, tiếp đến là đám giỗ. Trong đó đám giỗ là kéo dài nhất, thường là 5 đời đống giỗ: kể từ người đang là thời cúng kéo theo 4 đời sau nữa gọi là “Cao tằng tổ phụ”, phụ là ông nội của người đang cúng. Sau 5 đời tống giỗ trở thành tổ yên và chúng ta chỉ cúng vào dịp tết Nguyên Đán.
2. Thờ cúng tổ tiên, người đã khuất có quan trọng không?
Với người Việt, hình thức thờ cúng rất đa dạng và phong phú: thờ Phật, thờ thánh thần, thờ anh hùng có công, thờ ông bà tổ tiên,… Vì thế có thể gọi dân tộc ta là đa tín ngưỡng. Trong đó việc thờ cúng những người đã mất rất quan trọng đối với người Việt, bởi trong quan niệm họ xem cái chết là điều quan trọng và linh thiêng.
Người Việt luôn quan niệm “dương sao âm vậy”, nghĩa là đời sống trên thế gian như nào thì khi mất đi họ cũng sống như thế. Do đó mới có tục đốt giấy tiền vàng mã để cho người chết được hưởng mà sử dụng ở suối vàng.
Họ còn cho rằng chết không phải là hết, sẽ còn tồn tại một thế giới bên kia dành cho người chết, mà thế giới đó có nét giống với thế giới của người sống. Nhiều người còn nằm mơ thấy những thứ quen thuộc của người đã khuất như vẫn mặc bộ quần áo đó, đội nón đó…
Nhưng chúng ta cũng nên hiểu, chiêm bao là ký ức của quá khứ chứ không phải thực tại vì họ có thể đã tái sinh và mang hình thái khác nên đâu phải họ mang hình dáng đó về thăm lại chúng ta.
Cúng thời để tỏ lòng báo ân đối với những người tiền bối, những người cha, người mẹ, ông bà đã hy sinh, đã để lại gia nghiệp và hình hài vóc dáng này cho chúng ta. Vì thế người ta mới quan niệm việc thờ cúng người đã khuất là vô cùng quan trọng.
Ở góc độ dân gian, chính vì quan điểm trên mà người xưa họ chuẩn bị rất kỹ về cái chết. Khi biết sức khỏe đã yếu và sống không được bao lâu nữa, họ xây trước kim tĩnh, xây trước nhà mồ hoặc có người để quan tài ngay trong nhà để dự phòng, để họ yên tâm rằng sau khi chết mình sẽ được mồ yên mả đẹp. Đây là phong tục tập quán của người Việt Nam.
3. Giải đáp thắc mắc: “Người đã chết có cúng họ ăn được không mà làm điều đó”
Đây là câu mà người ngoại đạo hay hỏi với người đạo Phật hay người ngoài muốn hỏi về truyền thống đạo lý của người Việt Nam.
Đối với người Việt Nam, cúng người mất có ăn hay không, không phải là chuyện quan trọng, nhưng quan trọng thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn trái nhớ kẻ trồng cây” của người Việt. Như vậy một con người thể hiện đạo lý là một con người còn đạo đức, còn đủ phẩm chất của một con người đáng quý, đáng tôn trọng.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo!
Hội chợ Tết St Albans 2024
Article sourced from TUVINGAYNAY.
Original source can be found here: https://tuvingaynay.com/vi-sao-phai-tho-cung-ong-ba-to-tien-tho-cung-nguoi-da-khuat.html