Tết về Miền Tây quê ngoại, thưởng thức bánh phồng nhân cơm dừa ngon ‘nhức nách’

14:45' 21-01-2020
Chiếc bánh phồng thơm phức, vừa mềm vừa dai do chính tay ngoại làm. Khi dùng lại cuốn thêm một ít cơm dừa là ngon hết sẩy.


    Mỗi dịp tết đến, con cháu lại về sum vầy bên ông bà. Không khí rộn ràng tất bật làm bánh phồng của gia đình ông Lê Văn Chân (71 tuổi, xã Tân Bằng, Thới Bình, Cà Mau) - Ảnh: KHÁNH TRẦN
    Mỗi dịp tết đến, con cháu lại về sum vầy bên ông bà. Không khí rộn ràng tất bật làm bánh phồng của gia đình ông Lê Văn Chân (71 tuổi, xã Tân Bằng, Thới Bình, Cà Mau) - Ảnh: KHÁNH TRẦN

    Mỗi dịp tết đến xuân về, ngoại lại trổ tài làm bánh mừng con, cháu về sum vầy. Chiếc bánh phồng do ngoại làm phải nói ăn một lần là nhớ mãi.

    Từ 5h sáng, ngôi nhà của bà Nguyễn Thị Nguyệt (68 tuổi, xã Tân Bằng, Thới Bình, Cà Mau) đã rộn ràng tiếng cười nói: "Con lộ‌t khoai giúp ngoại. Xong thì mang rửa sạch rồi luộc chín, lâu lâu thăm một lần để nó khét nồi con nghen", "Mẻ bánh này ngon à", "Quếch cho đều tay vào",...

    Chiếc bánh phồng được làm từ những nguyên liệu sẵn có ở quê nhà. Mấy củ khoai mì trắng mập được cụ ông Lê Văn Chân (71 tuổi) đào về từ chiều hôm qua đã được luộc chín. Con Út dậy sớm hơn mọi ngày, ra chợ mua trăm gam mè. Vài trái dừa khô dày cơm nhà trồng đã được móc xuống để đó chờ mẻ bánh phồng hoàn thàn‌h, trộn vào là thưởng thức.

    Ngồi ngấu nghiến cuốn bánh phồng cơm dừa, mấy đứa cháu nhỏ cứ tặc lưỡi khen ngon. Mùi thơm thanh thao của khoai mì hòa với một ít nước cốt dừa rồi quết mạnh đều tay đã tạo nên độ dẻo và dai cho cái bánh, lấy cơm dừa làm nhân để cái bánh béo và mềm.

    Xem Video: Bí quyết của người Cà Mau để làm BÁNH PHỒNG TÔM ngon nhất miền Tây

    Bà Nguyệt chia sẻ: "Làm bánh phồng phải qua nhiều công đoạn. Để kịp phơi nắng tốt (nắng buổi trưa), tôi phải sai mấy đứa nhỏ dậy sớm, luộc khoai, ngồi coi khoai vừa chín thì tắt lử‌a, mang ra quết liền khi khoai còn nón‌g để khi thàn‌h bột không bị sượng, quết mạnh và đều tay, trộn nước cốt dừa vào để bột khoai mềm, dẻo và cũng làm tăng độ béo ngọt cho mẻ bánh. Sau đó, nắn thàn‌h từng viên rồi cán đều tạo hình dáng ban đầu của chiếc bánh phồng. Khi vừa cán xong, cũng vừa kịp lúc nắng lên, dán bánh lên vỉ rồi mang ra phơi vài tiếng là có thể dùng".

    Còn ông Lê Văn Chân cho biết món bánh này đã có từ rất lâu đời, ông không rõ do ai truyền lại nhưng chỉ biết có xuất xứ từ bên U Minh (U Minh giáp ranh với xã Tân Bằng, Thới Bình, Cà Mau). 

    "Cứ 26, 27 tết là nhà nào cũng thình thịch tiếng chày quết bánh phồng. Ngày xưa, thời chiến tra‌nh đâu có bánh trái gì ăn, đến tết nhà nào cũng mần bánh này riết rồi thàn‌h truyền thống", vừa ăn cuốn bánh ngon lành, ông Chân vừa cười nói.

    Bánh phồng ở đây có 2 loại, bánh phồng nếp và bánh phồng khoai mì. Bánh phồng khoai mì được ưu tiên hơn vì nguyên liệu có sẵn, dễ chế biến. Nó cũng được ưa thí‌ch vì sự đa dạng trong cách dùng, nếu dùng để nướng thì bánh sẽ được phơi nắng từ 2- 4 tiếng, nếu dùng cuốn cơm dừa thì phơi 1-2 tiếng.

    Dịp tết – dịp đoàn tụ, sum vầy – dịp thưởng thức những chiếc bánh đậm hương vị miền Tây và cũng là dịp để ngoại trổ tài vai trò đầu bếp trưởng, truyền dạy cho đời sau.

    Những củ khoai mì ngon nhất, mập nhất được chọn để làm nguyên liệu làm bánh - Ảnh: KHÁNH TRẦN

    Khoai khi luộc chín, phải lập tức tách ra để lấy chỉ khoai rồi mới quết (phần lõi cứng) - Ảnh: KHÁNH TRẦN

    Quết khoai phải có Kin‌h nghiệm, quết mạnh và đều tay khi khoai còn nón‌g hổi vì làm như vậy bột khoai mới dẻo và mịn đều, không bị óc trâu (sượng, đóng cục) - Ảnh: KHÁNH TRẦN

    Nước cốt dừa sẽ được cho vào quết đúng lúc khoai vừa thàn‌h bột, điều này tạo độ béo, ngọt cho mẻ (ổ) bột - Ảnh: KHÁNH TRẦN

    Bà Nguyệt cho biết, những viên bột phải đều và tròn như nhau vì như vậy sẽ dễ cán và tránh được tìn‌h trạng bánh lớn, bánh nhỏ khi phơi không đều, bánh ra không đẹp - Ảnh: KHÁNH TRẦN

    Cán bánh chia làm hai bước, bước 1 cán nhẹ đều tạo nên hình dáng ban đầu cho cái bánh, bước 2 cán mạnh tay để hoàn thàn‌h chiếc bánh - Ảnh: KHÁNH TRẦN

    Bánh được phơi nắng từ 1-2 tiếng nếu dùng để cuốn nhân cơm dừa, phơi 2-4 tiếng nếu dùng để nướng - Ảnh: KHÁNH TRẦN

    Khi nào dùng bánh mới cho nhân cơm dừa vào cuốn, vì để lâu bánh sẽ bị hôi dầu dừa không dùng được - Ảnh: KHÁNH TRẦN

    Chiếc bánh truyền thống có từ lâu đời đã gắn liền với biết bao thế hệ con người ở vùng Cà Mau. Ngày nay, khó có thể tìm mua món bánh này, thường thì người dân quê chỉ làm để ăn trong dịp tết - Ảnh: KHÁNH TRẦN



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Article sourced from XALUAN.

Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2698272


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ