Tại sao Trung Quốc không điều quân hỗ trợ Kazakhstan?

05:00' 18-01-2022
Trung Quốc ngần ngại điều quân giúp Kazakhstan trong bạo loạn, dường như vì lo ngại đi ngược lại tuyên bố không can thiệp xung đột nước khác.


    "Trung Quốc kiên quyết phản đối bất kỳ thế lực nào phá hoại ổn định và đe dọa an ninh của Kazakhstan, cũng như cuộc sống bình yên của người dân nước này. Trung Quốc phản đối các thế lực bên ngoài cố tình tạo sóng gió và xúi giục 'cách mạng màu' ở Kazakhstan", hãng thông tấn Xinhua dẫn tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 7/1.

    Chủ tịch Trung Quốc cũng nói với Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev rằng Bắc Kinh sẵn sàng hỗ trợ nước này giải quyết khủng hoảng hiện nay. Tuy nhiên, Trung Quốc lại đứng ngoài khi Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga dẫn đầu điều hàng nghìn binh sĩ tới giúp Kazakhstan bình ổn tình hình.

    Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Tokayev ở Bắc Kinh hồi năm 2019. Ảnh: AP.

    Chủ tịch Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Tokayev ở Bắc Kinh hồi năm 2019. Ảnh: AP.

    Giới chuyên gia cho rằng phản ứng của Bắc Kinh cho thấy nước này vẫn ưu tiên tác động vào kết quả khủng hoảng dựa trên những thông điệp ủng hộ và đề xuất hỗ trợ, thay vì trực tiếp triển khai lực lượng.

    "Trung Quốc vẫn cực kỳ ngần ngại triển khai lực lượng quân sự bên ngoài lãnh thổ, trừ khi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, bởi điều đó sẽ đi ngược những tuyên bố thường xuyên rằng 'khác với Mỹ, nước này không can thiệp vào xung đột của quốc gia khác'", Rana Mitter, chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Oxford của Anh, nhận định.

    Kể từ khi Liên Xô tan rã, Trung Quốc đã liên tục mở rộng ảnh hưởng kinh tế và chính trị đến khu vực được Nga coi là sân sau.

    Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Kazakhstan, quốc gia lớn và giàu mạnh nhất Trung Á, và điểm đến xuất khẩu lớn nhất của nước này hồi năm ngoái. Kazakhstan cũng là nước chủ chốt trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, đã nhận đầu tư hơn 17 tỷ USD cho các dự án khắp cả nước.

    "Tuy vậy, ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực vẫn rất hạn chế. Kazakhstan dường như cũng không sẵn sàng chào đón binh sĩ Trung Quốc", Steve Tsang, giám đốc Viện Trung Quốc thuộc Đại học London của Anh, cho hay.

    Trung Quốc thường xuyên đưa ra những tuyên bố cứng rắn nhằm vào Mỹ và đồng minh, hoặc lựa chọn biện pháp đáp trả thương mại và ngoại giao với các quốc gia nhỏ. Nước này chỉ thực sự động thủ về mặt quân sự nếu cảm thấy an ninh quốc gia bị đe dọa, điển hình trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), xung đột biên giới với Ấn Độ và căng thẳng trên eo biển Đài Loan.

    Lính Trung Quốc diễn tập tại sa mạc Gobi hồi năm 2018. Ảnh: Reuters.

    Lính Trung Quốc diễn tập tại sa mạc Gobi hồi năm 2018. Ảnh: Reuters.

    Bắc Kinh cũng tránh xây dựng các liên minh quân sự và an ninh như CSTO. Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) do nước này thành lập cũng có thành phần quân sự, nhưng chỉ giới hạn trong huấn luyện chung và các nhiệm vụ không liên quan đến chiến đấu.

    "Không có thỏa thuận nào về điều quân giữa các nước trong SCO. Trung Quốc cũng gắn chặt với nguyên tắc không sử dụng lực lượng ở quốc gia khác", chuyên gia an ninh quốc tế Trung Quốc Li Wei nhận xét.

    Dù vậy, sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng có thể thúc đẩy Trung Quốc xem xét can thiệp quân sự trong tương lai. "Chiến thuật vùng xám có thể được áp dụng nhờ các công ty an ninh tư nhân, cho phép bảo vệ lợi ích của Bắc Kinh ở nước ngoài mà không cần động thái từ chính phủ", chuyên gia Mitter nói.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Natalie Suleyman MPParliament of Victoria Vùng: Keilor Downs. Phone: (03) 9367 9925
Xem thêm

Article sourced from VNEXPRESS.

Original source can be found here: https://vnexpress.net/ly-do-trung-quoc-khong-dieu-luc-luong-ho-tro-kazakhstan-4416704.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ