Tại sao không thể đánh vào mông trẻ con?
Ảnh minh họa: wikihow
Gia cảnh bé trai 13 tuổi bị bố đánh bầm dập mông
Một ngày nọ, anh Wang vội vã về nhà sớm và muốn đưa con trai lớp 3 đi học thêm trước kỳ thi. Anh vô cùng bực bội khi biết con trai đang trốn ở một nhà của bạn cùng lớp và không chịu về nhà. Sau khi bắt được con trai về nhà, anh rất tức giận và tát con một cái. Tối hôm đó, mông con trai anh bị sưng đỏ và bé bị sốt cao 38,8 độ C. Anh vội vàng đưa con đến viện. Bác sĩ nói rằng cơn sốt của đứa trẻ có liên quan trực tiếp đến viện đánh đòn của anh. Anh rất hối hận vì hành động của mình.
Cũng giống như anh Wang trong câu chuyện trên, ngày nay rất nhiều cha mẹ thích giáo dục con cái bằng bạo lực. Không chỉ là la mắng mà còn đánh đòn con. Cha mẹ cho rằng đánh con không phải là xấu, chỉ đơn thuần là một cách răn dạy để con nghe lời, ngoan hơn. Thế nhưng các chuyên giá cảnh báo cha mẹ đánh trẻ có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ và ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ ở một mức độ nào đó.
Nghiên cứu khoa học: Trẻ em bị đánh thường xuyên có IQ thấp hơn
Theo báo cáo "Nhật báo thế giới", sau 4 năm theo dõi 1.150 trẻ em từ 2-9 tuổi, các chuyên gia nhận thấy rằng trong số 806 trẻ em từ 2-4 tuổi, các bé không bị đánh có chỉ số IQ cao hơn 5 điểm so với những trẻ thường xuyên bị đánh. Chỉ số IQ trung bình của 704 trẻ em trong độ tuổi 5-9 không bị ăn đòn cao hơn 28 điểm so với các bé thường xuyên bị cha mẹ đánh đón.
"Một số cha mẹ thường dùng đòn roi để giáo dục con cái, điều này cực kỳ có hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Đánh đòn có thể gây ra khối máu tụ quanh hông của trẻ, khiến máu lưu thông máu kém và thậm chí là viêm hoại tử. Ngoài ra, trẻ em ở giai đoạn tăng trưởng và phát triển có mao mạch và các cơ quan mỏng manh. Một khi tiếp xúc với ngoại lực, chúng sẽ dễ dàng chảy máu và gây tổn thương cho các cơ quan như tim, não, gan và thận.", các chuyên gia cho biết.
Đánh đòn có thể gây hại sức khỏe tâm thần của trẻ em
Ảnh minh họa: Internet
Các chuyên gia sức khỏe trẻ em cho rằng các phương pháp giáo dục bằng bạo lực như "đánh đòn" không chỉ gây hại cho sức khỏe thể chất của trẻ mà còn có tác động rất xấu đến sức khỏe tâm thần của trẻ. Tác hại khi cha mẹ đánh đòn trẻ có thể làm phá hủy mối quan hệ mật thiết giữa cha mẹ và con cái và cũng dễ dàng ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
Ví dụ, sử dụng các biện pháp bạo lực như đánh đòn để giáo dục một số trẻ hướng ngoại không chỉ không hiệu quả, mà còn dễ khiến trẻ có tâm lý nổi loạn và thậm chí có thể khiến trẻ bắt chước thói quen dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Đối với những trẻ rụt rè, cha mẹ giáo dục bằng bạo lực càng khiến chúng sống nội tâm và thất vọng hơn, điều này không có lợi cho việc hình thành tính cách tốt cho trẻ.
Ngoài việc đánh đòn, một số cha mẹ còn thích kéo tai trẻ. Mặc dù hình phạt này không gây tổn thương màng nhĩ, nhưng vào mùa đông, đôi tai rất dễ bị tê cóng. Vào thời điểm này, nhéo tai trẻ có thể dễ dàng gây tổn thương sụn tai, nhiễm trùng hoặc tụ máu, cha mẹ nên cố gắng tránh hình phạt này.
Tại sao không thể đánh vào mông trẻ con?
Ảnh minh họa: Internet
Mô não nằm trong khoang sọ và hộp sọ được kết nối với cột sống của con người thông qua khớp atlantooccipital. Nếu cha mẹ đánh trẻ quá mạnh, mông của trẻ sẽ bị chịu một ngoại lực tác động đột ngột và truyền đến khớp atlanoccipital qua cột sống, điều này có thể khiến toàn bộ hộp sọ bị biến dạng và gây tổn thương thân não dẫn đến những hậu quả rất khó lường.
Cẩn thận khi đánh con trai
Cha mẹ thường bắt các bé trai nằm trên giường để đánh đòn. Một khi đứa trẻ vật lộn để tránh bị đánh có thể va vào đầu giường hoặc các vật dụng khác dẫn đến tụ máu tinh hoàn và chấn thương. Đôi khi vì quá tức giận, cha mẹ đánh mông trẻ bằng thắt lưng hoặc gậy có thể gây tụ máu cơ mông cục bộ, khiến máu lưu thông máu kém và thậm chí viêm hoại tử.
Tóm lai, những đứa trẻ bị đánh đòn không chỉ chịu tổn thương về thể xác mà còn để lại một nỗi ám ảnh trong lòng của chúng. Hy vọng các bậc cha mẹ sẽ chọn cách giáo dục hợp lý hơn và cố gắng tránh dạng bạo lực này khi dạy dỗ con cái.
chuyên bán các loại thực phẩm tươi ngon như trái cây, thịt, cá,...
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2672120