Tại sao Chad lại trở thành "nạn nhân" trong lệnh cấm nhập cảnh mới của Mỹ?

11:48' 28-09-2017
Nước Mỹ đang cố gắng tìm lý do tại sao một quốc gia nghèo như Chad lại có tên trong lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Trump?


    Chad nằm giữa nhiều quốc gia bất ổn ở châu Phi.
    Chad nằm giữa nhiều quốc gia bất ổn ở châu Phi.

    Tổng thống Donald Trump vừa ra sắc lệnh lệnh cấm nhập cảnh mới vào cuối tuần qua, nhằm thay thế cho sắc lệnh cũ vừa hết hiệu lực.

    Nhà Trắng tuyên bố, đây là chính sách quan trọng nhằm thiết lập hệ thống di trú bảo vệ sự an toàn cho nước Mỹ trong kỷ nguyên của chủ nghĩa khủng bố nguy hiểm và tội phạm xuyên quốc gia.

    Lệnh cấm mới hạn chế công dân từ 8 quốc gia: Chad, Iran, Libya, Triều Tiên, Somalia, Syria, Venezuela, và Yemen.

    Việc có tên Venezuela và Triều Tiên là điều có thể dự đoán trước sau những căng thẳng ngoại giao và biện pháp trừng phạt mới của Mỹ áp đặt lên các quốc gia này.

    Tuy nhiên, điều khiến cả nước Mỹ cảm thấy khó hiểu, đó là Chad cũng có mặt trong danh sách một cách hết sức kỳ lạ. Đây vốn là một trong những đối tác chống khủng bố thân cận nhất của Mỹ ở châu Phi.

    Việc bổ sung Chad vào danh sách mới gây thất vọng cho một loạt các quan chức chính quyền đang làm việc với châu Phi.

    Các quan chức Đại sứ quán cho biết, họ vẫn đang cố gắng tìm ra lý do tại sao Chad lại trở thành "nạn nhân" mới.

    “Tôi hoàn toàn bối rối về quyết định này”,  Richard Downie, Phó Giám đốc chương trình nghiên cứu châu Phi tại trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết. “Tôi đang cố gắng hiểu chuyện gì đang xảy ra”, ông nói thêm.

    Chad là quốc gia nằm giữa châu Phi, tiếp giáp với các nước đang bất ổn trong khu vực như Libya, Sudan và Cộng hòa Trung Phi.

    Chad đóng một vai trò quan trọng ở khu vực trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng Hồi giáo, bao gồm các nhánh của Al Qaeda và Boko Haram. Nơi đây là trụ sở cung cấp quân cho lực lượng đặc nhiệm đa quốc gia chống lại nhóm khủng bố Boko Haram.

    Lực lượng chống khủng bố của Pháp cũng đang có mặt ở nơi đây trong vài trò một thành viên của dự án Hợp tác Chống khủng bố xuyên Sahara do Mỹ dẫn đầu.

    Theo giải thích của Nhà Trắng, chính quyền quyết định cấm nhập cảnh công dân Chad vào Hoa Kỳ, với lý do nước này không chia sẻ đầy đủ thông tin liên quan đến khủng bố cũng như đang có nhiều nhóm khủng bố hoạt động trong nước.

    Các chuyên gia cho rằng, trên thực tế có rất nhiều quốc gia “không chia sẻ thông tin cụ thể” về khủng bố nhưng việc Chad trở thành nạn nhân của chính sách đối ngoại quyết liệt như vậy là điều khá kỳ lạ.

    Theo Michael O’Hanlon, một chuyên gia an ninh châu Phi tại viện Brookings, chính quyền Trump dường như không có tiêu chuẩn cụ thể, minh bạch nào trong việc đưa một quốc gia vào danh sách cấm.

    Chad là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới.

    Chuyên gia này cũng nhận định, lệnh cấm sẽ chỉ gây tổn hại cho sự phối hợp giữa Lầu Năm Góc và Chad trong cuộc chiến chống khủng bố, khi quốc gia châu Phi được cho là đối tác rất quan trọng.

    Chính sách mới sẽ bắt đầu vào ngày 18/10 và kéo dài vô thời hạn. Trong khi đó Chad đã kêu gọi Chính phủ Mỹ sớm đảo ngược quyết định nhằm tránh tổn hại quan hệ song phương.

    Chia sẻ với VICE News, cựu Đại sứ Mỹ tại Nigeria, John Campbell nói, quyết định của Washington hoàn toàn vô nghĩa khi rõ ràng Chad là quốc gia nghèo nhất châu Phi và không có đủ nguồn lực đe dọa bất kỳ ai.

    Lý do của Mỹ có thể chỉ vì bực bội trước việc đất nước này không đáp ứng nổi các yêu cầu của họ.

    “Có rất nhiều quốc gia có thể nằm trong danh sách đó”, Thomas Sanderson, Giám đốc trung tâm nghiên cứu chiến lược và các mối đe dọa xuyên quốc gia nói rằng, ông hết sức sửng sốt khi Chad có mặt trong lệnh cấm.

    “Tôi nghĩ rằng Chad dễ dàng trở thành nạn nhân cũng vì họ không có trọng lượng chính trị ở Washington...”.

    “Sự nhầm lẫn này đang gây hại cho Mỹ trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố khi các đồng minh của họ nhận thấy Washington không hề tin tưởng các đối tác tin cậy của mình”, Monde Muyangwa, Giám đốc chương trình châu Phi tại trung tâm Quốc tế Woodrow Wilson nói.

    Trong khi đó, J. Peter Pham từ Hội đồng Đại Tây Dương thừa nhận về vị trí địa lý, Chad là quốc gia khiến nhiều nước muốn quan hệ. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ họ có thể muốn Chad trở thành đối tác thân thiết, nhưng tâm huyết thì không.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Cultural Perspectives Vùng: Redfern. Phone: 0431 646 710
Xem thêm

Article sourced from XALUAN.

Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1909719


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ