Sử dụng đũa trong bao lâu thì nên thay đổi?

00:00' 17-01-2020
Đũa là một vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Chính vì đũa quá thân thuộc nên ít người chú ý đến cách sử dụng như thế nào là hợp lý, dùng trong bao lâu thì phải đổi mới khiến chúng có thể sản sinh ra nhiều chất gây hại đến sức khỏe con người.


    So với các bộ đồ ăn khác, dường như nhiều người không chú ý đến việc thay đổi đũa. Nhưng sự thật là, đũa cũng có hạn sử dụng của nó.

    Sử dụng đũa trong bao lâu thì nên thay đổi?

    Đũa được sử dụng trong một thời gian dài có thể đe dọa đến sức khỏe của bạn. Chúng có thể chứa nhiều loại vi khuẩn, vi trùng gây hại.

    Có thể kể đến là vi khuẩn tụ cầu Staphylococcus, vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa. Nguy hiểm hơn, đũa được sử dụng quá lâu có thể sản sinh ra aflatoxin, độc tố được chứng minh là gây ra ung thư gan.

    Đũa được dùng trong thời gian dài không đổi, sử dụng không đúng cách có thể ẩn giấu vi khuẩn gây ung thư gan - Ảnh 1.

    Thời hạn sử dụng đũa được làm bằng tre, gỗ thông thường là từ 3 đến 6 tháng. So với các chất liệu trên thì đũa được làm bằng kim loại hay gốm có thể dùng lâu hơn một chút.

    Những trường hợp cần thay đũa ngay lập tức

    Mặc dù đũa chưa “hết hạn sử dụng” nhưng nếu có những tình huống sau xảy ra, chúng ta cần phải thay đũa ngay lập tức nếu không muốn sức khỏe bị đe dọa.

    Đũa mốc: Nếu đặt đũa trong môi trường ẩm thấp, sự thay đổi về chất có thể xảy ra, đặc biệt đối với các loại đũa được làm bằng tre, gỗ. Đũa mốc là không thể sử dụng tiếp, cần nhanh chóng vứt bỏ.

    Đũa được dùng trong thời gian dài không đổi, sử dụng không đúng cách có thể ẩn giấu vi khuẩn gây ung thư gan - Ảnh 2.

    Đũa bị đổi màu: Một số loại đũa bị đổi màu khi sử dụng ở nhiệt độ cao cũng không nên lưu giữ chúng lại.

    Ngoài ra, đũa bị biến dạng, cong vẹo hay có mùi chua rõ ràng cũng không nên sử dụng tiếp, cần phải kịp thời thay đổi đũa.

    Cách vệ sinh đũa chính xác, loại bỏ chất độc hại

    Hàng ngày ăn uống, chúng ta đều phải rửa đũa, nhưng việc rửa đũa đó vẫn chưa đủ để làm sạch đũa, loại bỏ vi khuẩn vi trùng. Do đó, mỗi tuần bạn nên dành ra một chút ít thời gian để “tắm đũa”.

    Đũa được dùng trong thời gian dài không đổi, sử dụng không đúng cách có thể ẩn giấu vi khuẩn gây ung thư gan - Ảnh 3.

    Có 2 cách để “tắm đũa” một cách sạch sẽ nhất:

    1. Ngâm đũa bằng chất tẩy rửa trong một phút rồi rửa sạch bằng nước.

    2. Cho đũa vào nước sôi và đun trong 30 phút, sau đó phơi khô. Điều này có thể giúp khử trùng hiệu quả, loại bỏ nấm mốc.

    Không chỉ vậy, bạn cần chú ý làm sạch cả ống đựng đũa. Nếu ống đựng đũa bẩn, chúng cũng có thể lây lan vi trùng, vi khuẩn, dù bạn rửa sạch đũa như thế nào thì cũng thành công cốc.

    Sau khi rửa đũa, đầu đũa nên cắm xuống hay hướng lên trên?

    Đũa được dùng trong thời gian dài không đổi, sử dụng không đúng cách có thể ẩn giấu vi khuẩn gây ung thư gan - Ảnh 4.

    Khi rửa đũa xong, có lẽ rất nhiều người tùy ý cắm đũa vào ống mà không để ý nên để đầu đũa (chỗ tiếp xúc với thức ăn) nên hướng lên trên hay cắm xuống dưới. Tuy nhiên, đây là một vấn đề cũng rất quan trọng.

    Cách cắm đũa đúng là đầu đũa hướng lên trên, tránh đầu đũa tiếp xúc nhiều với ống đựng đũa. Bởi vì ống đựng đũa cũng là một nơi rất dễ ngấm nước, tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn. Nếu bạn ăn uống sử dụng đũa, rất dễ nhiễm nấm mốc và các chất độc hại gây nguy hiểm cho sức khỏe.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Marcellin College Vùng: Bullen. Phone: 9851 1589
Xem thêm

Article sourced from KENH14.

Original source can be found here: http://kenh14.vn/dua-duoc-dung-trong-thoi-gian-dai-khong-doi-su-dung-khong-dung-cach-co-the-an-giau-vi-khuan-gay-ung-thu-gan-20200115072452254.chn


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ