Phụ nữ đến ngày 'đèn đỏ' có nên đi chùa lễ Phật hay không?
Việc nhiều người cho rằng khi phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt không được lễ Phật cầu kinh, xin khẳng định là hoàn toàn không đúng. Trước ban Phật chúng sinh bình đẳng, chỉ cần có lòng, có tâm thì Phật chứng cho, không vì cớ gì mà lại không được niệm Phật.
Quan điểm này xuất phát từ câu chuyện tâm linh dân gian, những quỷ thần cấp thấp sợ máu tanh, nên nếu người phụ nữ đến ngày mà lễ quỷ thần thì khiến chúng thần nổi giận và quở phạt.
Qua một thời gian, tam sao thất bản nên nhiều người hiểu lầm rằng đây là điều kiêng kị khi đi lễ chùa. Phật không sợ máu, cũng không từ chối bất cứ ai có lòng thành tâm tìm đến.
Hơn thế nữa, kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên đối với bất cứ người phụ nữ nào. Mà đã là tự nhiên thì không ai có thể điều khiển theo ý mình, Phật giáo tôn trọng tự nhiên, tôn trọng con người, cũng không có luật nào cấm cản điều này.
Nhiều người vẫn băn khoăn cho rằng những ngày đó không “sạch sẽ”, nếu niệm Phật là bất kính, đi chùa lễ Phật là bất trọng. Như thế nào là “sạch sẽ” hay không “sạch sẽ”?
Chẳng phải Phật dạy rằng, thân này vốn bất tịnh, vì tu hành mà tịnh đấy sao. Chỉ vì lấy cớ ấy mà bỏ bê tu hành, không cúng niệm Phật thì mới thực sự là bất kính.
Như vậy, những người vì đến kỳ sinh lý mà lảng tránh chốn Phật, bỏ bê tụng niệm là hiểu sai, hiểu lầm ý nghĩa của Phật pháp. Không nên dung túng cái sai, để những người khác cũng hiểu sai theo mình.
Hãy nhập tâm rằng, đứng trước Phật chỉ một lòng chân tâm, tụng niệm Phật chỉ một lòng hướng Phật, vậy thì dù ở đâu, làm gì, thân thể ra sao cũng đều không có vấn đề gì.
1. Điều kiêng kị khi đi lễ chùa mà rất nhiều người mắc phải là đi thẳng vào cửa chính. Nên nhớ, cửa chính là cửa của Đức Phật, Ngọc đế, không phải cửa mà người phàm có thể đi vào.
2. Khi lễ Phật, kiêng quỳ giữa Phật đường, chính diện với tượng Phật mà nên quỳ chếch mé để tỏ lòng tôn kính.
3. Đi chùa lễ Phật thì trang phục phải đứng đắn, gọn gàng, tác phong trang nghiêm, cử chỉ đoan chính. Kị nhất là mặc trang phục hở hang, lòe loẹt, nói cười không đúng mực.
4. Sử dụng đồ của chùa, như ăn uống, thụ lộc, nên lưu công đức, dù ít dù nhiều. Không nên coi đó là của chùa, trụ trì cho thì nhận mà không bố thí chút công đức, vì sẽ phạm tội “luân đạo thực quả báo” là căn nguyên rơi vào địa ngục.
5. Đi lễ chùa thì không nên mang theo đồ đạc, chỉ nên đi người không để tránh đặt mũ nón, quần áo, túi xách vào bàn, chiếu nơi cửa Phật, làm mất mĩ quan và thanh tịnh.
6. Cúng lễ ban Phật chỉ dâng hoa quả, đồ chay, hoa phải chọn loại có hương thơm và màu sắc thanh thuần, tránh các loại rực rỡ và có mùi nồng đậm.
7. Lễ Phật không đơn thuần chỉ là đến dâng lễ đầy, lộc hậu rồi cầu xin, như thế không chân tâm thì không bao giờ được độ trì. Có lòng thì sau khi dâng hương bái Phật nên đi vãn cảnh chùa cho lòng thanh tịnh, gạt bỏ phiền muộn và gặp các tăng ni để học hỏi Phật pháp. Đây mới đích thực là lễ chùa trọn vẹn.
Điều kiêng kị khi đi lễ chùa là mâm cao cỗ đầy, cầu cúng rình rang nhưng những lý thuyết cơ bản nhất của Phật thì không nắm được, lòng không thanh tịnh, vẫn màng thế sự bên ngoài.
Article sourced from TUVINGAYNAY.
Original source can be found here: https://tuvingaynay.com/phu-nu-den-ngay-den-do-ky-kinh-nguyet-di-chua-le-phat-duoc-khong.html