Phim hoạt hình Isle of Dogs gây "xung đột văn hóa" ở Hollywood?
ảnh minh họa
Cây bút của tờ Hollywood Reporter đưa ra góc nhìn hấp dẫn và đau đầu về tương lai của nghệ thuật tại kinh đô điện ảnh. Đây không chỉ là ước ao cá nhân mà còn thể hiện một tình cảnh khác cho tương lai Hollywood.
Bernardin lớn lên trong giai thoại Godzilla ngập tràn mặt báo, vô tuyến những năm 70 thế kỷ trước.
Ông nghiền ngẫm nó như những lứa thanh niên bấy giờ đang say mê phim quái vật khổng lồ, hay trận chiến Star Wars...
Tất nhiên Bernardin cũng ám chỉ ông thấu hiểu tinh thần người Nhật.
Ông bắt đầu viết truyện tranh và nhận ra đôi khi việc sáng tác không nhất thiết phải đạt đến thành tựu. Ở thời điểm hiện tại, suy nghĩ của Bernardin đã khác, đó là việc ông tự đặt ra câu hỏi: Ai có thể là người làm nghệ thuật (kết hợp tài chính)?
Một trong những yếu tố Marc Bernardin lên tiếng là sau khi Isle of Dogs - phim mới nhất của Wes Anderson chiếu khai mạc tại Liên hoan phim Berlin và giành được giải thưởng Đạo diễn xuất sắc nhất.
Về phương diện truyền thông, Isle of Dogs có ảnh hưởng mạnh đến nỗi một phần mềm mạng xã hội hàng đầu (Instagram) đã chế tác bộ chỉnh màu lấy tên phim này để bán cho người dùng!
Isle of Dogs chọn một thế giới không có thật - hòn đảo rác thải, nơi ngụ cư của những chú chó "tăng dân số" bị bỏ rơi, cách ly hoàn toàn với con người. Một ngày kia, cậu bé Atari "lạc trôi" đến đây để tìm lại chú chó cưng thân yêu của mình.
Êkíp thực hiện nội dung phim có sự cố vấn của Kunichi Nomura và dàn diễn viên sở hữu tài tử quen thuộc Ken Watanabe nên ít nhiều Isle of Dogs không "tẩy trắng" như phong trào nở nộ và gây tranh cãi ở Hollywood nhiều năm nay.
Tuy nhiên, Isle of Dogs vẫn gặp phải dư luận trái chiều mà theo Marc Bernardin, nó thể hiện quan điểm văn hóa của Wes Anderson hay tình yêu mê đắm nước Nhật.
Nhà làm phim để các nhân vật chú chó được lồng tiếng bởi sao hạng A như Bill Murray, Scarlett Johansson... trong khi phần lớn các nhân vật người Nhật đều nói tiếng Nhật với phụ đề bên dưới.
Marc Bernardin đặt ra câu hỏi liệu ông nên đồng cảm điều gì với Isle of Dogs khi bộ phim để cho "bức tường ngôn ngữ" chắn giữa các nhân vật người Nhật còn các nhân vật dễ bị tổn thương là những chú chó thì nói tiếng Anh bởi các diễn viên da trắng.
Khác với các nhà phê bình chỉ trích tác phẩm này, Bernardin nói nếu nghệ thuật mà "không thể" thì không khác gì bị kiểm duyệt.
Hơn nữa, câu chuyện trong Isle of Dogs đặt ở thành phố giả tưởng, không phải nơi nào khác của nước Nhật ví dụ như Iowa (khán giả xem phim sẽ chú tâm tới con người vì yếu tố chiến tranh lịch sử).
Và dù gây phân cực văn hóa, Marc Bernardin cho rằng tác phẩm đã đạt được mục đích phác họa nước Nhật, dựa trên quan điểm của người Nhật (ở đây là cố vấn Kunichi Nomura).
Khía cạnh khác, Marc Bernardin đưa ra dẫn chứng về một số phim khai thác văn hóa bên ngoài nước Mỹ như Moana hay Coco nơi nhân vật chính trên hành trình tìm lại nguồn cội.
Tương tự, ekip làm các phim này cũng trong lý tưởng đi tìm lại phông văn hóa của nhân vật mà họ xây dựng, dựa vào chi tính truyền thống sẵn có mà Moana hay CoCo chọn làm bối cảnh.
Không bênh vực cũng không phê phán, với Isle of Dogs thì Bernardin nhấn mạnh rằng trong nghệ thuật khó để biết cái gì nên được kể, cái gì là phép thử và ai sẽ là người đưa ra những thang điểm văn hóa cho những tác phẩm như vậy.
"Bạn có cần tự giới thiệu bạn là người duy trì anime nhưng vẫn làm phim về quái vật không gian, robot...?"
Câu hỏi tu từ của Marc Bernardin ám chỉ việc không ai có thể cấm cản sáng tác nghệ thuật để tìm đến công chúng như cách Wes Anderson đã làm với Isle of Dogs.
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2119456