Phải làm gì nếu con bị chảy máu cam?

12:00' 12-12-2019
Các chuyên gia không khuyến khích việc trẻ bị chảy máu cam nằm ngửa hoặc ngả người ra sau vì làm thế sẽ chỉ khiến máu chảy xuống cổ họng, sau đó sẽ khiến trẻ nôn mửa.


    Chảy máu cam là tình trạng phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 10 tuổi. Nhất là khi thời tiết hanh khô, độ ẩm xuống thấp như ở miền Bắc hiện nay, nhiều trẻ phải đối mặt với hiện tượng này không chỉ 1 lần mà nhiều lần chỉ trong một thời gian ngắn. Mặc dù chảy máu cam thường không phải là triệu chứng quá nghiêm trọng, nhưng cha mẹ vẫn cảm thấy lo lắng khi bất ngờ thấy con chảy máu mũi và thường bối rối không biết chính xác mình phải làm gì!

    Các loại chảy máu cam và nguyên nhân gây chảy máu

    Có hai loại chảy máu cam:

    - Loại đầu tiên và phổ biến nhất là chảy máu mũi trước, xuất phát từ phía trước mũi. Nó thường xảy ra khi các mạch máu nhỏ gọi là mao mạch trong mũi bị vỡ.

    - Loại thứ hai là chảy máu mũi sau, xuất phát từ phần sâu nhất của mũi. Nếu một người bị chảy máu mũi theo kiểu này, máu mũi sẽ chảy xuống sau cổ họng cho dù người đó đang ngồi hay đứng. Loại chảy máu cam này hiếm khi xảy ra ở trẻ em. Nó thường xảy ra ở người lớn tuổi, bị huyết áp cao hay những người bị thương ở mặt hoặc mũi.

    image

    Mọi người thường hay bắt trẻ ngửa đầu ra sau khi bị chảy máu cam (Ảnh minh họa).

    Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cho biết, nguyên nhân của chảy máu cam có thể đến từ một loạt các yếu tố. Cảm lạnh và dị ứng có thể kích hoạt kích ứng, gây sưng bên trong mũi trẻ. Chảy máu cam cũng có thể xảy ra khi bé ngoáy mũi quá mạnh, khi nghịch ngợm nhét vật lạ vào mũi hoặc hắt hơi quá mạnh. Khí hậu khô hoặc không khí nóng trong nhà cũng có thể làm khô màng mũi trẻ em và khiến lớp vỏ bị chảy máu khi bị trầy xước hoặc bị bong ra.

    Các nguyên nhân khác gây chảy máu cam có thể bao gồm các cấu trúc bất thường bẩm sinh, sự phát triển mô bên trong mũi, hoặc các bệnh mãn tính cũng có thể ảnh hưởng đến niêm mạc mũi.

    Phải làm gì nếu con bạn bị chảy máu cam?

    1. Bình tĩnh

    Một trong những điều quan trọng nhất mà các chuyên gia khuyến khích nên làm khi con họ bị chảy máu mũi là giữ bình tĩnh. Con bạn sẽ tiếp nhận sự việc theo cách bạn phản ứng với tình huống. Vậy nên hãy hiểu rằng, chảy máu cam sẽ dừng lại sau vài phút nếu con bạn không bị thương hoặc bị các nguyên nhân nêu trên. Do đó, thay vì "tá hỏa" lên khiến bé hoảng sợ theo, các cha mẹ hãy giữ bình tĩnh.

    2. Đặt con bạn vào đúng tư thế

    Tư thế đúng có nghĩa là cho con bạn ngồi hoặc đứng và hơi nghiêng về phía trước. Các chuyên gia không khuyến khích việc trẻ bị chảy máu cam nằm ngửa hoặc ngả người ra sau vì làm thế sẽ chỉ khiến máu chảy xuống cổ họng, sau đó sẽ khiến trẻ nôn mửa.

    chaymaucam-5-15676857331581916716135

    3. Tạo áp lực lên phần mềm của cánh mũi

    Giữ cánh mũi trong vòng 10 phút bằng khăn giấy, khăn sạch hoặc hai ngón tay. Cần đảm bảo tạo áp lực trong một khoảng thời gian cụ thể, vì việc dừng quá sớm có thể khiến chảy máu tiếp tục.

    Sau 10 phút, nếu ngưng chảy máu hãy dừng lại. Tuy nhiên, nếu chảy máu kéo dài, đã đến lúc cần gọi bác sĩ hoặc đưa con đến bệnh viện.

    Các chuyên gia khuyến cáo rằng nên tránh nhét các vật như khăn giấy hoặc gạc vào mũi con. Những vật thể đó không có tác dụng cầm máu mà có khi còn dính vào cục máu đông của con bạn và khiến vết thương hở miệng tiếp khi nhấc ra.

    4. Động viên con nghỉ ngơi

    Nhiều khi con trẻ muốn quay lại chơi hoặc chạy xung quanh sau khi bị chảy máu mũi, các chuyên gia khuyên cha mẹ không nên để con tham gia vào các trò vận động mạnh, tránh thổi, ngoáy hoặc xoa mũi trong một thời gian ngắn.

    Một số cách phòng ngừa chảy máu cam

    Đặt máy tạo độ ẩm trong nhà

    Khí hậu khô hoặc không khí trong nhà là một nguyên nhân phổ biến gây chảy máu cam. Máy tạo độ ẩm hoặc máy tạo hơi nước mát có thể giúp giữ độ ẩm trong nhà đủ cao để con bạn không bị khô mũi. Hãy nhớ làm sạch máy tạo độ ẩm mỗi ngày để tránh tích tụ nấm mốc và vi khuẩn.

    Cắt móng tay cho con

    Trẻ nhỏ hay thích ngoáy mũi nên một cách để ngăn con bạn vô tình tự làm mình bị thương là cắt ngắn móng tay ngắn.

    chaymaucam-6-1567685781476262544758

    Cắt ngắn móng tay để trẻ không làm tổn thương mũi (Ảnh minh họa).

    Hỏi bác sĩ nhi khoa về thuốc xịt mũi

    Nước muối dạng nhỏ hoặc dạng xịt cũng có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa vách mũi bị khô, đặc biệt khi không khí trong nhà khô. Nhưng trước khi bạn mua thuốc xịt mũi, đặc biệt là thuốc, hãy đảm bảo tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa trước.

    Nhắc con luôn mặc đồ bảo hộ khi cần thiết

    Đặc biệt cần lưu ý mặc đồ bảo hộ khi trẻ tham gia thể thao hoặc các trò chơi đòi hỏi thể chất cao, có khả năng gây thương tích mũi cho trẻ. Hãy đảm bảo rằng cơ thể của con được bảo vệ khi xảy ra chấn thương.

    Khi nào cần gọi bác sĩ nhi khoa?

    Mặc dù chảy máu cam là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ độ tuổi tập đi, nhưng sẽ là bất thường khi trẻ bị chảy máu cam thường xuyên. Nếu bé nhà bạn xảy ra trường hợp nào dưới đây, hãy đưa bé tới bác sĩ nhi khoa ngay lập tức:

    1. Nếu bạn nghĩ rằng con bạn đã mất quá nhiều máu.

    2. Nếu máu chảy từ miệng của con, bé ho hoặc nôn ra máu hoặc chất lỏng màu nâu trông giống như bã cà phê.

    3. Nếu trông bé có vẻ ra mồ hôi hoặc xanh xao bất thường hoặc bé không hề phản ứng.

    4. Nếu con bị chảy máu cam thường xuyên.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Tiệm rượu?
Steve's Liquor Vùng: Springvale Sth. Phone: 9708 2535
Xem thêm

Tiệm rượu với đầy đủ các lựa chọn về rượu, bia nhiều nhất tại vùng Springvale


Article sourced from AFAMILY.

Original source can be found here: http://afamily.vn/ai-cung-bat-tre-ngua-dau-ra-sau-khi-chay-mau-cam-nhung-chuyen-gia-lai-khuyen-bo-me-lam-viec-khac-20190916155457911.chn


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ