Ôm ấp khi ngủ giúp tăng cường sức khỏe cho các cặp đôi
Khi cặp đôi âu yếm, cơ thể họ giải phóng các hormone như oxytocin thúc đẩy cảm giác tốt, vì vậy sẽ ít có khả năng phản ứng với căng thẳng. Oxytocin cũng có tác dụng làm dịu, giúp cảm thấy thư giãn hơn và góp phần mang lại một giấc ngủ ngon.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Psychoneuroendocrinology, tiếp xúc vật lý, chẳng hạn như massage cổ hoặc vai có thể giúp nhịp tim thấp hơn để phản ứng với căng thẳng. Một cái ôm ấm áp hoặc chạm nhẹ vào cánh tay cũng kích thích hoạt động ở vỏ não.
Những cái chạm củng cố mối liên kết với người bạn đời khi họ ôm ấp và giúp chúng ta cảm thấy tốt hơn. Nhiều chuyên gia tâm lý lưu ý rằng những cái ôm cho thấy bạn được coi trọng và sự đụng chạm thân mật trở thành ngôn ngữ tình yêu kết nối và giúp hai người đồng điệu hơn.
Cử chỉ âu yếm thân mật giúp cặp đôi thêm gắn kết.
1. Lợi ích của việc cặp đôi ôm ấp khi ngủ
Cảm giác dễ chịu khi được âu yếm có thể nâng cao tâm trạng, cải thiện sức khỏe và mang lại cho bạn giấc ngủ ngon cần thiết.
- Cải thiện sức khỏe tinh thần
Việc âu yếm báo hiệu sự hỗ trợ, giúp chúng ta kiên cường hơn trong những tình huống căng thẳng. Những cái ôm hoặc những cái chạm nhẹ nhàng làm giảm mức cortisol, hormone điều chỉnh cách chúng ta phản ứng với căng thẳng. Ngược lại, mức cortisol thấp hơn đó có thể giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ.
- Tăng cường khả năng miễn dịch
Một cái ôm đúng cách có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những cái ôm thường xuyên góp phần tăng khả năng chống lại bệnh bằng cách giảm phản ứng của cơ thể với căng thẳng.
- Hạ huyết áp
Những cái ôm ấm áp giúp đối phương bình tĩnh. Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ có nhiều khả năng có huyết áp khi nghỉ ngơi thấp hơn nếu họ thường xuyên được bạn đời ôm.
- Ngủ sâu hơn
Ôm ấp không chỉ là việc cảm thấy hài lòng khi thức. Một nghiên cứu gần đây cho thấy bạn có thể ngủ REM nhiều hơn tới 10%, dài hơn và ít bị gián đoạn hơn khi ngủ chung.2. Những tư thế ngủ gần gũi nhất của cặp đôi
Tham khảo một số tư thế âu yếm về cách kết nối với đối tác trong cuộc sống của mình:
- Úp thìa, tư thế tối ưu nhất
Bạn có phải là người thích ôm không? Úp thìa là kiểu ôm cổ điển, với 31% các cặp đôi lựa chọn nằm gọn bên nhau như một bộ đồ ăn. Nếu bạn chưa biết, úp thìa diễn ra khi nằm xuống, với cả hai người nằm nghiêng, quay mặt về cùng một hướng. Chiếc thìa lớn bao bọc chiếc thìa nhỏ trong một cái ôm gấu, gập đầu gối lại phía sau đầu gối của chiếc thìa nhỏ. Đây là cơ hội để được ôm hoặc ôm chặt ai đó và để cuộc sống lắng đọng lại trong ít phút.
Đây là cách ôm tối ưu nhất vì việc tiếp xúc nhiều hơn với cơ thể bạn sẽ mang lại sự thoải mái hơn nhưng có chút hạn chế là sự gần gũi đó có thể khiến người vợ khó thoát ra khỏi vòng ôm khi người chồng ngủ say hoặc bắt đầu ngáy.
Tư thế ngủ tốt cho cặp đôi.
- The Sweetheart hay The Rom-Com
Đây là bài kiểm tra độ vừa vặn thực sự, khi một người nằm đầu lên ngực người kia. Sau đó, người kia vòng tay qua người họ như thanh an toàn hạ xuống trên tàu lượn siêu tốc để khóa bạn tại chỗ.
Đó là một cái ôm dễ chịu có thể nghe thấy tiếng tim của bạn đời tuy nhiên cái ôm này có thể giống như việc co ro để giữ ấm, khiến một hoặc cả hai người quá nóng để ngủ.
- Gương
Kiểu ôm phổ biến nhất là tư thế yêu cầu mỗi người nằm quay lưng vào nhau trong khi nằm nghiêng và quay mặt ra xa nhau. Đây có thể là tư thế hỗ trợ lưng mà bạn luôn mơ ước.
Ưu và nhược điểm: Kiểu ôm này cho phép bạn và đối tác di chuyển tự do mà không đánh thức người kia. Tương tự như một cuộc "ly hôn" khi ngủ nhưng nó đang tiến gần đến ranh giới của một cái ôm nhất vì khoảng cách giữa hai người quá gần.
- Bánh quy xoắn
Tư thế này theo cách nửa trên của hai người tách biệt nhưng chân của họ đan vào nhau. Áp lực từ chân hoặc bàn chân của người bạn đời có thể có tác dụng làm dịu, tuy nhiên, việc để hai chân đan vào nhau có thể dẫn đến chuột rút ở chân vào ban đêm, khiến bạn khó ngủ.
- Cái ôm mặt đối mặt
Một số cặp đôi tận dụng tối đa, âu yếm và sau đó ngủ trong một cái ôm nghiêng. Đối tác là người ở vị trí trung tâm và mọi sự chú ý của bạn đều tập trung vào họ nhưng tư thế này có thể không lý tưởng vì cơ chế hoạt động của cơ thể có thể khiến cả hai người đều khó cảm thấy thoải mái.
- Thay thế gối
Tìm đúng chiếc gối có thể giống như một nhiệm vụ bất khả thi. Nhưng có thể chiếc gối mà bạn cần bấy lâu nay chính là người ngủ cạnh bạn. Ở đây, một người nằm sấp trong khi cánh tay của người bạn đời đỡ đầu và giữ họ gần nhau. Tuy nhiên, tư thế này có thể dẫn đến đau cổ hoặc cánh tay khiến bạn ngủ thiếp đi trước khi đối tác của bạn ngủ.
- Sự tán tỉnh
Ôm ấp không nhất thiết phải phức tạp mà đôi khi chỉ là đối tác nằm cạnh nhau với hai bàn tay nắm chặt vào nhau. Đó là một cử chỉ nhỏ cho ai đó biết rằng bạn đang ở đó.
Nắm tay nhau có thể giúp bạn quen với sự thân mật, với việc gần gũi. Đây có thể là bước khởi đầu tốt đẹp nhưng nếu tay bạn sẽ đổ mồ hôi và đối tác hay trở mình có thể kéo bạn trên giường như một con cá mắc câu.
- Cuộc tấn công của con lười
Một người nằm ngửa và người kia quấn tay chân quanh người kia trong một cái ôm khiến cả hai đều bất động giống như cái tên của cái ôm này.
Tuy nhiên, con người tỏa ra rất nhiều nhiệt và việc thoát khỏi cái ôm như thế này có thể là một thách thức.
- Tư thế Yoga
Tư thế ôm ấp Yoga Retreat là một trong nhiều tư thế ôm ấp để ngủ và gần gũi. Ở đây, bạn ngồi xuống và đối mặt với đối tác của mình rồi ôm họ thật chặt.
- Tư thế ôm Smooth Move
Tư thế ôm này là một cách tuyệt vời để xây dựng sự thân mật trước khi ngủ với đối tác của bạn. Một cánh tay hờ hững quàng qua vai đối tác của bạn là một cái ôm kiểu ôm thuần khiết hoặc lãng mạn.
3. Những tư thế âu yếm nào phổ biến nhất?
Âu yếm với ngoài bạn đời của mình mỗi ngày là việc nên làm. Ôm ấp đã được chứng minh là làm giảm hormone căng thẳng của chúng ta là những cái ôm mở đường.
Tư thế ôm ấp dễ chịu nhất là tư thế thoải mái với cả hai người, ví dụ tư thế úp thìa nhưng không lý tưởng trong thời gian dài vì cả hai thành viên của chiếc thìa đều giữ nguyên tư thế.
Những cái ôm ấp mang lại sự gần gũi.
4. Chuyện gì xảy ra khi cặp đôi ôm ấp?
Cặp đôi nên thường xuyên ôm ấp vì đó là cách kết nối gần gũi. Cái chạm âu yếm nhẹ nhàng, gắn kết và yêu thương là một trong những khía cạnh quan trọng nhất để hòa nhập và cảm thấy thoải mái.
Việc ôm ấp khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu nhờ tiếp xúc da kề da. Khi ai đó chạm vào chúng ta, da chúng ta sẽ gửi tín hiệu tích cực đến não. Não chúng ta sau đó giải phóng hormone oxytocin thường được gọi là "hormone âu yếm", oxytocin nâng cao tâm trạng và ngăn ngừa trầm cảm và lo lắng. Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng ôm có thể làm giảm huyết áp và nhịp tim.
Khi chúng ta âu yếm, các hormone cảm thấy dễ chịu như oxytocin được giải phóng. Điều đó có lợi cho sự gắn kết của cặp đôi đồng thời có lợi cho cảm giác được yêu thương của chính mình.5. Cặp đôi nên âu yếm bao nhiêu lần?
Việc âu yếm cũng giống như tập thể dục, đó là tạo thói quen cố gắng âu yếm một vài lần một tuần. Trong một nghiên cứu gần đây của Đại học bang Arizona về các cặp đôi chung sống, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những cặp đôi sống chung âu yếm trung bình từ 30 đến 40 phút một ngày, ba đến bốn ngày một tuần. Những người âu yếm nhiều hơn thì hạnh phúc hơn trong mối quan hệ của họ.
Tiếp xúc gần gũi, thường xuyên không chỉ là về mặt thể xác mà còn là cách bạn xây dựng lòng tin theo thời gian với đối tác của mình.
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/cap-doi-nen-chon-tu-the-ngu-nao-de-co-loi-cho-suc-khoe-c131a613478.html