Niềng răng là giải pháp chỉnh sửa răng lệch lạc, khấp khểnh và hô móm hiệu quả với cả trẻ em lẫn người trưởng thành. Vậy niềng răng là gì và hiện nay có những phương pháp niềng răng chỉnh nha nào?
- Tạo tính thẩm mỹ cho hàm răng
Khi niềng răng bạn sẽ sở hữu hàm răng đều đẹp và mang lại nụ cười tươi, tự tin hơn.
- Giúp quá trình ăn nhai thuận lợi
Với những bạn sở hữu hàm răng lệch, không ngay ngắn sẽ gây cản trở khó khăn trong quá trình nhai thực phẩm gây ra những tổn thương về khớp cắn hay đau đầu… Khi niềng răng sẽ giúp quá trình ăn nhai thuận lợi hơn.
- Giúp giảm áp lực cho quai hàm
Với những bạn sở hữu răng hô quá nhiều chìa ra phía trước có thể gây tổn hại đến hàm răng gây khó khăn trong quá trình nhau. Khi khớp cắn quá sâu bạn sẽ dễ bị cắn vào phần mô răng bên trong làm tổn hại đến xương hàm. Niềng răng giúp khắc phục tình trạng này.
Sở hữu một hàm răng khỏe mạnh trong tương lai
Niềng răng giúp đẩy lùi những bệnh lý về răng miệng xảy ra trong tương lai như nghiến chặt, bị mài mòn, có thể bị nhô ra ngoài hay bị lung lay đến rụng răng….
NIỀNG RĂNG CÓ MẤY LOẠI? ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI NIỀNG RĂNG
Niềng răng kim loại
Niềng răng kim loại là phương pháp ra đời sớm nhất và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Ưu điểm: Chịu được độ bền và lực xiết cao từ các dây cung chắc chắn, không bị bung bật gãy vỡ trong quá trình niềng. Thời gian chỉnh nha nhanh chóng nhờ lực kéo ổn định. Dây cài có nhiều màu sắc thích hợp với trẻ em. Chi phí giá thành rẻ .
Nhược điểm: Tính thẩm mỹ thấm, nhiều người mất tự tin khi niềng răng kim loại. Cần tránh các thức ăn dính vào răng như kẹo dẻo hay thức ăn cứng. Giảm thiểu cảm giác, dẫn đến tình trạng tiết nước bọt nhiều trong thời điểm đeo mắc cài.
Niềng răng mắc cài bằng sứ
Niềng răng mắc cài sứ được làm từ hợp kim gốm cùng một số chất liệu vô cơ. Ưu điểm: Mắc cài có màu sắc tương đồng giống răng thật mang lại tính thẩm mỹ cao hơn niềng răng kim loại. Dây thun có độ đàn hồi cao cho phép kết quả chỉnh nha đạt hiệu quả.
Nhược điểm: Chi phí cao, độ bền thấp hơn nên tỷ lệ bung bật bề vỡ cao hơn. Lực kéo kém hơn nên mất nhiều thời gian niềng hơn. Chốt niềng răng sứ lớn hơn các loại khác nên gây khó chịu. Nếu không vệ sinh đúng cách các mắc cài sẽ bị đổi màu mất thẩm mỹ.
Niềng răng mặt trong
Niềng răng mặt trong mang tính thẩm mỹ cao bởi mắc cài được gắn ở phía trong của răng. Để làm niềng răng mặt trong đòi hỏi kỹ thuật tay nghề cao của nha sĩ.
Ưu điểm: Có tính thẩm mỹ cao phù hợp với những người ngoại giao nhiều.
Nhược điểm: Chi phí cao, vệ sinh răng miệng và ăn uống khó khăn hơn. Thời gian niềng răng kéo dài hơn.
Niềng răng trong suốt
Niềng răng trong suốt là là phương pháp sử dụng khay được làm bằng nhựa trong suốt để tác động lực kéo liên tục, đưa răng di chuyển từ từ đến vị trí đều đặn trên cung hàm.
Ưu điểm: Tính thẩm mỹ cao, các khay niềng được làm từ chất liệu trong suốt, được thiết kế dựa trên mẫu hàm từng bệnh nhân nên sẽ ôm sát lấy các mặt răng. Vì thế khi người ngoài nhìn vào sẽ không thể nhận ra bạn đang đeo niềng. Mang lại cảm giác an toàn tuyệt đối.
Nhược điểm: Chi phí khá cao và đắt đỏ.
QUY TRÌNH NIỀNG RĂNG
Bước 1: Thăm khám tổng quát xem tình trạng răng, xương hàm, cung hàm
Trước khi thực hiện niềng răng bạn cần đến các bác sĩ nha khoa thực hiện thăm khám tổng quát, chụp phim CT để xem tình trạng răng cũng như phần xương hàm để có liệu trình thích hợp nhất. Sau khi đã nắm rõ tình trạng răng và xương hàm … nha sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm để làm mẫu răng.
Bước 2: Lấy dấu hàm, thiết kế mắc cài phù hợp
Sau khi khám tổng quát có cơ sở dữ liệu, các bác sĩ thiết kế mắc cài phù hợp với cung hàm của từng người, từng giai đoạn niềng răng và sự dịch chuyển của răng trên cung hàm.
Bước 3: Vệ sinh răng miệng sạch trước khi chính thức gắn mắc cài
Trước khi thực hiện niềng răng các bác sĩ sẽ phải vệ sinh răng miệng một cách cẩn thận. Toàn bộ phần cao tăng được lấy sạch hạn chế chất bẩn đọng lại trong miệng bởi khi niềng răng việc vệ sinh răng miệng sẽ khó thực hiện hơn.
Bước 4: Gắn mắc cài
Bước tiếp theo là gắn mắc cài lên từng răng. Tùy trường hợp những mắc cài này sẽ gắn cố định bên ngoài hoặc bên trong bởi 1 loại keo dán đặc biệt. Lưu ý khi gắn mắc cài phần nước bọt ở trong miệng của người gắn cần được loại bỏ sạch. "Chỉ cần 1 chút nước bọt dính vào thôi, keo dán có thể không phát huy hết hiệu quả của nó".
Bước 5: Đi dây cung, đeo thun định hình
Các bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra lại 1 lần nữa để đảm bảo mắc cài ở vị trí chính xác trên từng răng. Khi đã chắc chắn vào vị trí mắc cài các bác sĩ sẽ đi dây cung và định hình sao hài hòa nhất. Các dây thun kết nối sẽ giúp răng phối hợp dịch chuyển hài hòa.
Bước 6: Thay dây thun định hình theo lịch khám
Bạn cần nắm vững các tư vấn hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình niềng răng và thăm khám theo lịch hẹn để nắm rõ được sự dịch chuyển của răng cũng như thay dây chun.
Tùy vào trường hợp bạn sẽ mất từ 1,5 đến 2,5 năm đeo niềng để răng về vị trí ổn định. Khi đó bác sĩ sẽ tiến hành gỡ niềng răng và cho bạn sử dụng niềng răng cố định để giữ răng ở vị trí sau khi niềng trong khoảng 6 tháng trước khi kết thúc quá trình.
NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ NIỀNG RĂNG
Niềng răng có đau không?
Đây là câu hỏi nhiều bạn hay thắc mắc nhất. Khi bạn đã niềng răng, bạn có thể cảm thấy đau nhức trong miệng và răng của bạn trong khoảng 3 – 5 ngày. Tuy nhiên, điều này sẽ được giảm dần bằng cách vệ sinh miệng bằng nước súc miệng hoặc một chút nước muối ấm. Bạn có thể hòa tan một thìa muối trong 1 cốc nước ấm và súc miệng mạnh.
Niềng răng mất bao lâu?
Niềng răng cũng cần có quá trình di chuyển răng một cách an toàn đạt hiệu quả thẩm mỹ. Thời gian trung bình của một ca niềng răng hiện nay rơi vào từ 12 đến 24 tháng tùy vào mức độ phúc tạp.
Niềng răng có hôn được không?
Niềng răng có hôn được không phụ thuộc vào 2 yếu tố đó là loại niềng răng và thời gian đeo niềng. Nếu bạn chọn niềng răng trong suốt hay niềng răng ở trong thì bạn sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Vấn đề bạn chủ động hôn như nào né được bộ niềng trong răng miệng.
Niềng răng ăn gì?
Trong thời gian niềng răng bạn nên lưu ý lựa chọn thức ăn như:
- Chọn thức ăn mềm: sữa chua, súp, khoai tây, đậu, chuối, sinh tố, thạch,...
- Tránh thức ăn cứng: Các loại hạt, bánh kẹo cứng, đá viên, ngô,...
- Tránh thức ăn dẻo dính như kẹo dẻo, caramen, socola,..
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/lam-dep/nieng-rang-tham-my-va-nhung-dieu-ban-nen-can-biet-c58a401210.html