Nhật Bản và chiến lược đối phó Trung Quốc trên Biển Đông

12:11' 06-06-2016
Ngày 21.05.2015, CNN lôi cuốn sự quan tâm của toàn thế giới khi phát hành đoạn video do Hải quân Mỹ cung cấp. Các cảnh quay được thực hiện từ chiếc máy bay P-8 Poseidon, tuần tra trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trên các rạn san hô ở Biển Đông.


    Nhật Bản và chiến lược đối phó Trung Quốc trên Biển Đông

    ảnh minh họa

    Chín ngày sau, tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á (Shangri-La Dialogue) ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đưa ra tuyên bố yêu cầu dừng ngay các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo. Yêu cầu này bị sự dứt khoát từ phía Trung Quốc mà Đô đốc Sun Jianguo, phó Tổng tham mưu trưởng PLA làm đại diện. Vấn đề này khiến mối quan hệ Mỹ-Trung lập tức gia tăng căng thẳng.

    Ngày 08.06.2015, trong cuộc họp thượng đỉnh của Nhóm G-7  đã có bài phát biểu khẳng định cộng đồng quốc tế kiên quyết phản đối hành động của Trung Quốc, Tuyên bố của lãnh đạo các nước nhấn mạnh tầm quan trọng của " quyền tự do và không bị cản trở sử dụng các đại dương trên thế giới", trong đó có đoạn: "Chúng tôi cực lực phản đối việc sử dụng mọi hình thức đe dọa , ép buộc, hoặc sử dụng sức mạnh, cũng như bất kỳ hành động đơn phương nào tìm cách thay đổi hiện trạng biển, chẳng hạn như cải tạo các đảo với quy mô lớn. "

    Trung Quốc cần có những đảo lớn

    Các phương tiện truyền thông cho thấy Trung Quốc đang tiến hành bồi đắp bảy rạn san hô ở quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Theo những hình ảnh trước đây của chính phủ Philippines, cung cấp bằng chứng đầu tiên về động thái này, dự án đã tiến hành vào cuối năm 2013. Trong khoảng hai năm, Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo bí mật, nhưng các cảnh quay gần đây đã mang những hành động của Bắc Kinh đến sự quan tâm rộng rãi trên toàn thế giới .

    Những năm gần đây, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, bao gồm tất cả các đảo nằm trong "đường chín đoạn" xung quanh khu vực.

    Sau chiến tranh thế giới II, Nam Việt Nam tuyên bố quyền sở hữu quần đảo Hoàng Sa ở phía bắc của biển Đông, nhưng năm 1974, trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc đánh chiếm Quần đảo Hoàng Sa và nắm quyền kiểm soát, sau đó Trung Quốc lại sử dụng vũ lực đánh chiếm một số rạn san hô trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

    Việt Nam, Philippines, Đài Loan và Malaysia vẫn kiểm soát được 13 hòn đảo lớn của quần đảo.  Các rạn san hô và đảo Trung Quốc chiếm đóng thường ngập khi thủy triều lên, do đó không được sử dụng như là đường cơ sở cho việc thiết lập vùng lãnh hải theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển. Nhưng Trung Quốc đã đánh chiếm được một chỗ đứng trên quần đảo Trường Sa và đó là một vị trí then chốt để từ đó đòi hỏi phi pháp chủ quyền với khu vực.

    Để có thể gây áp lực trên vùng nước Biển Đông, Trung Quốc thiếu một căn cứ quân sự và PLA còn một mảnh đất lớn hơn một đảo chìm. Nhưng tiến hành một cuộc xâm lược quân sự vào bốn hòn đảo lớn trong đó có cả đường băng (dù nhỏ), đó là điều mà Việt Nam, Philippines, Đài Loan và Malaysia không thể chấp nhận đối với một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Chính vì vậy Trung Quốc thực hiện một giải pháp, bồi đắp các rạn san hô trở đảo trong một nỗ lực nhằm dùng sức mạnh quân sự hỗ trợ cho tuyên bố đòi hỏi chủ quyền bất hợp pháp.

    Cán cân lực lượng nghiêng sang phía Trung Quốc

    Trong tổng thể chiến lược biển đảo của Trung Quốc, đảo Hải Nam là cơ sở hậu cần khổng lồ cho định hướng mở rộng vùng ảnh hưởng của Bắc Kinh trên vùng nước biển Đông. Tại đây có căn cứ hải quân lớn nhất châu Á, được trang bị cơ sở vật chất hiện đại cấp nhà nước, một căn cứ không quân hiện đại.

    Đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa nằm khoảng 700 km về phía đông nam của Hải Nam, Trung Quốc đã nâng cấp, cải tạo đảo và biến nó trở thành thành căn cứ quân sự chỉ huy tiền phương với một sân bay có một đường băng dài đến 2,5 km và một quân cảng  có cầu tàu cho những tàu chiến lớn. Trên Biển Đông ở miên Trung và miền Nam, PLA không có cơ sở quân sự lớn, sự hiện diện quân sự đang bị hạn chế trong việc triển khai hạn các đội chiến hạm lớn.

    Những nỗ lực bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa tập trung vào đảo Đá Chữ Thập và sáu rạn san hô bao quanh trong vòng bán kính 200 km. Công trình bồi đắp đảo có những kết quả đáng kể và sắp hoàn thành.

    Có một khả năng chắc chắn Trung Quốc sẽ xây dựng một căn cứ không quân với đường băng 3 km, đường lăn, sân đỗ, các khu kho tàng lưu trữ cho nhiên liệu và đạn dược trên Đá Chữ Thập và một quân cảng nước sâu lớn. Các đảo nhân tạo trên rạn san hô khác sẽ phục vụ như tiền đồn bảo vệ đảo Đá Chữ Thập bằng nhiệm vụ giám sát vùng biển xung quanh, cảnh báo sớm và hỗ trợ phòng thủ.

    Khi toàn bộ dự án bồi đắp đảo nhân tạo hoàn thành, Trung Quốc sẽ có cụm căn cứ hải quân và căn cứ không quân quan trọng trên quần đảo Trường Sa. Thay vì một căn cứ bàn đạp trên đảo Phú Lâm, PLA có một hành lang Bắc-Nam chạy dài  900 km giữa đảo Phú Lâm và Đá Chữ Thập.

    Đây là một minh chứng rõ ràng cho thấy  cán cân quyền lực quân sự trên biển Đông đang nghiêng về phía có lợi cho Trung Quốc. Lập trường cứng rắn gần đây của Washington đối với Bắc Kinh cũng phản ánh mối quan tâm cấp thiết về sự tương quan lực lượng này.

    Nếu cộng đồng quốc tế không thể ngăn chặn việc bồi đắp đảo, bước tiếp theo có thể  sẽ là bồi đắp và xây dựng hạ tầng cơ sở quân sự trên bãi cạn Scarborough, khoảng 200 km ngoài khơi bờ biển phía tây của Philippines, Trung Quốc đã cướp quyền kiểm soát kể từ năm 2012.

    Đối với Mỹ vùng nước rộng lớn của Thái Bình Dương phía tây Okinawa thực sự là một vấn đề nghiêm trọng, do không có một căn cứ nào trên Biển Đông có thể khống chế cắt ngang tuyến đường hải hành từ Trung Quốc đến Malacca. Từ các đảo Phú Lâm, Đá Chữ Thập, Scarborough, máy bay Trung Quốc có thể kiểm soát khu vực tam giác 650-900 km mỗi bên.

    Mở rông khu vực hoạt động của tàu ngầm hạt nhân chiến lược

    Ngoài việc phá vỡ sự cân bằng lực lượng quân sự Mỹ-Trung Quốc trên Biển Đông, tiến trình bồi đắp đảo của Trung Quốc đe dọa mở rộng khu vực hoạt động cho các tàu ngầm hạt nhân chiến lược PLA triển khai từ Hải Nam vào Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

    Sự thay đổi này dẫn đến sự mất cân bằng hạt nhân chiến lược, có thể có tác động nghiêm trọng đến tình hình an ninh toàn cầu. Khu vực tam giác mà Trung Quốc tạo lên ở Biển Đông sẽ trở thành khu vực bàn đạp lý tưởng cho lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược PLA triển khai chiến đấu, tương tự như lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Nga ở cảng Cam Ranh.

    Hậu quả chính trị và kinh tế cũng rất đáng lo ngại. Nếu cộng đồng quốc tế chấp nhận những tuyên bố đơn phương của Trung Quốc về chủ quyền trên biển trong khu vực đường chín đoạn,  thách thức các chuẩn mực quốc tế sẽ dẫn đến việc làm suy yếu trật tự hàng hải quốc tế,  đã hỗ trợ sự thịnh vượng toàn cầu.

    Những sự kiện này sẽ dẫn đến việc làm mất ổn định khu vực bằng việc củng cố khuynh hướng phiên lưu của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực. Vũ lực có thể cho phép Trung Quốc quyền hạn chế và kiểm soát tự do hàng hải trên Biển Đông, vi phạm các quyền phổ quát hàng hải quốc tế.

    Chiến lược của Nhật Bản trên Biển Đông

    Từ những lý luận trên có thể thấy được, sự hình thành các căn cứ quân sự trên Biển Đông của Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn đối với Nhật Bản không chỉ trong lĩnh vực quốc phòng an ninh mà trong cho mọi lĩnh vực kinh tế chính trị. Mặc dù chắc chắn Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ tham vọng, vì chiến lược nước lớn của Trung Quốc gắn liền với Biển Đông, Nhật Bản phải tập trung mọi nỗ lực tham gia ngăn chặn những hoạt động bất hợp pháp của quốc gia này.

    Ngăn chặn các hành động phiên lưu quân sự từ phía Trung Quốc đòi hỏi các biện pháp chính trị và ngoại giao song song với việc phát triển năng lực quân sự quốc phòng. Sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực và sự hỗ trợ của Nhật Bản cho các lực lượng Mỹ là chìa khóa để ngăn chặn và kiềm chế Trung Quốc trên Biển Đông.

    Quân đội Mỹ đã tăng cường lực lượng triển khai và thay đổi cơ cấu hoạt động trong khu vực, tăng cường quan hệ quân sự - an ninh biển với các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương như là một phần của chính sách tái cân bằng lực lượng của chính quyền hiện hành.

    Khi quân đội Mỹ đóng tại Hàn Quốc sẵn sàng đối phó với những diễn biến trên bán đảo Triều Tiên, phản ứng trước bất kỳ những thay đổi nào trên biển Đông sẽ phải được thực hiện bởi các lực lượng đồn trú tại Nhật Bản hoặc triển khai từ các căn cứ quân sự Mỹ.

    Nhật Bản không chỉ cung cấp hỗ trợ hậu cần kỹ thuật và hạ tầng cơ sở đầy đủ đối với sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực mà còn phải xây dựng các thể chế mà trong khuôn khổ đó, có thể cho phép các lực lượng phòng vệ hợp tác đầy đủ với các đơn vị quân đội Mỹ, sẽ dần đầu trong các hành động chiến lược đối phó với các sự kiện của một cuộc khủng hoảng hoặc tình trạng khẩn cấp .

    Đưa Trung Quốc đến bàn đàm phán

    Là "lá chắn" của “ngọn giáo” quân đội Mỹ, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) phải là lực lượng đáng tin cậy khi thực hiện sứ mệnh kép: bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản trước tên lửa đạn đạo và hành, bảo vệ an ninh đường biển nhằm bảo đảm an ninh quốc phòng quốc gia và hỗ trợ lực lượng quân sự Mỹ.

    Nên quân đội Mỹ dẫn đầu một cuộc chiến chống lại Trung Quốc trên Biển Đông hay ở khu vực khác, sự phối hợp chiến lược Mỹ-Nhật sẽ có ý nghĩa sống còn và quyết định thắng lợi.

    Nhật Bản cần tăng cường khả năng chiến đấu của lực lượng SDF nhằm bảo vệ lãnh thổ từ các mối đe dọa Trung Quốc, năng lực bảo vệ các tuyến đường biển phía Tây Thái Bình Dương, tạo điều kiện cho các lực lượng Mỹ có thể hoạt động trên vùng nước rộng lớn hơn. Điều này sẽ làm tăng đáng kể sự linh hoạt chiến lược của Lầu Năm Góc nhằm kiềm chế Trung Quốc và tăng cường khả năng ngăn chặn các động thái phiên lưu của Bắc Kinh.

    Gần đây đã có những cuộc thảo luận về các hoạt động kiềm chế và giám sát các khu vực trên Biển Đông. Mỹ cần phải tiếp tục giữ vị trí hàng đầu ở đây, trong những trường hợp khó khăn đối với Mỹ khi thực hiện vai trò dẫn đầu, SDF sẽ thích hợp thực hiện vị trí này, đó cũng chính là vị thế của Nhật Bản hiện này và trong tương lai gần.

    Một trong những yếu tố đã khiến Trung Quốc tăng cường bành trướng trên Biển Đông, đó là sự thua sút nghiêm trọng năng lực hàng hải (phương tiện, trang thiết bị, trình độ) của các nước khác trong khu vực, đặc biệt là Philippines và Việt Nam.

    Ngoài ra còn có một nhu cầu cấp thiết đối với tất cả các nước láng giềng là tăng cường nhận thức vùng miền trên không và nhận thức về vùng miền hàng hải (Air and Maritime Domain Awareness – AMDA). Với nguồn lực hạn chế của các quốc gia này, vai trò chủ chốt của Nhật Bản và Mỹ là xây dựng một cơ chế thu thập và chia sẻ thông tin AMDA trên khu vực rộng lớn này.

    Trung Quốc đang nhận thức Mỹ là vật cản chính cho các mục tiêu chiến lược trong khu vực. Bắc Kinh phản đối những gì được gọi là "sự can thiệp từ phía bên ngoài" trong vấn đề "địa phương" Biển Đông do Trung Quốc hiểu được trọng lượng kinh tế - quân sự Mỹ và dự kiến sẽ cạnh tranh với sức mạnh Mỹ trong tương lai. Trong khi mọi nỗ lực nhằm giải quyết các vấn đề Biển Đông với Trung Quốc nên tập trung vào các giải pháp chính trị và ngoại giao, năng lực phòng thủ và sức mạnh quân sự là điều cần thiết để hỗ trợ hiện thực hóa các giải pháp này.

    Chỉ khi có triển vọng nhất định về sự hiện diện của quân đội Mỹ trong khu vực và sự gia tăng nhanh chóng tiềm lực quốc phòng của các nước khác trong khu vực mới có thể buộc Trung Quốc phải ngồi vào bàn đàm phán để thảo luận nghiêm túc vấn đề Biển Đông. Hành động của Nhật Bản trong việc ủng hộ Mỹ và các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực đóng vai trò quan trọng nhằm đạt được một phương án giải quyết vấn đề Biển Đông.

    Hiện thực hóa tư tưởng chiến lược của Nhật Bản

    Ngày 03.04,2016 Tàu ngầm Nhật Oyashio, tàu khu trục JS Ariake và JS Setogiri viếng thăm Vịnh Subic, một căn cứ quân sự của Mỹ cách thủ đô Manila của Philiphines 130 km (80 dặm) về phía bắc.

    "Chuyến thăm này là biểu hiện của một chương trình thúc đẩy phát triển bền vững một khu vực hòa bình, ổn định và tăng cường hợp tác trên biển của hải quân các nước láng giềng," phát ngôn viên Hải quân Philippines, Lued Lincuna nói, đề cập đến các lực lượng hải quân của Nhật Bản và Philippines.

    Chuyến viếng thăm quân cảng vịnh Subic diễn ra trước thềm cuộc diễn tập quân sự kéo dài 12 ngày của liên quân Mỹ - Philippines.

    Trung Quốc đã cảnh báo sẽ chống lại bất kỳ hành động nào có thể gây tổn hại cho "chủ quyền phi pháp" trên Biển Đông. Mỹ và Philippines nhấn mạnh rằng cuộc tập trận không nhằm vào Trung Quốc. Philippines đang có kế hoạch cho quân đội Mỹ sử dụng năm căn cứ quân sự, trong đó có một căn cứ đối diện với đảo tranh chấp ở Biển Đông, theo một thỏa thuận với Mỹ.

    Manila cũng đang tăng cường mối quan hệ với Tokyo trong tình huống gia tăng căng thẳng trên biển Đông. Tháng 2.2016, Tokyo đã đồng ý cung cấp cho Philippines với các phương tiện quân sự, bao gồm máy bay trinh sát chống tàu ngầm và công nghệ radar.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Article sourced from XALUAN.


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ