Nhật Bản được phép xả nước phóng xạ ra đại dương

06:00' 06-07-2023
IAEA đánh giá kế hoạch xả nước phóng xạ ra đại dương của Nhật Bản đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và quyết định cuối cùng tùy thuộc Tokyo.


    Kế hoạch pha loãng nước phóng xạ đã xử lý và xả ra đại dương trong vài chục năm của Nhật Bản "phù hợp các tiêu chuẩn an toàn quốc tế liên quan", Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết hôm nay. "Việc xả thải dần dần, có kiểm soát này sẽ có tác động phóng xạ không đáng kể đến con người và môi trường".

    Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi cùng ngày đã trao báo cáo của quá trình đánh giá kéo dài hai năm cho Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Ông Grossi cho biết sẽ tìm cách xoa dịu lo ngại và bố trí nhân viên IAEA tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima để giám sát.

    "Chúng ta phải thừa nhận rằng chuyện này chưa có tiền lệ", tổng giám đốc IAEA nói, thêm rằng Nhật Bản là bên có quyết định cuối cùng trong vấn đề.

    "Nhật Bản sẽ tiếp tục đưa ra giải thích đến người dân và cộng đồng quốc tế một cách chân thành, dựa trên cơ sở khoa học và mức độ minh bạch cao", ông Kishida cho biết.

    Các quốc gia láng giềng phản đối kế hoạch của Nhật Bản. Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo tuyên bố báo cáo của IAEA không thể được coi là "tấm vé" để Nhật Bản xả nước phóng xạ và kêu gọi nước này dừng kế hoạch.

    "Nếu Nhật Bản quyết đi theo con đường riêng, họ sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả", Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, bày tỏ đáng tiếc vì IAEA đã "hấp tấp" đưa ra báo cáo.

    Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi (trái) trao báo cáo đánh giá kế hoạch xả nước phóng xạ ra biển của Nhật Bản cho Thủ tướng Fumio Kishida tại Tokyo ngày 4/7. Ảnh: AFP

    Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi (trái) trao báo cáo đánh giá kế hoạch xả nước phóng xạ ra biển của Nhật Bản cho Thủ tướng Fumio Kishida tại Tokyo ngày 4/7. Ảnh: AFP

    Nhật Bản tháng 3/2011 hứng chịu thảm họa kép động đất và sóng thần, khiến nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị ảnh hưởng. Ba lõi lò phản ứng tan chảy, giải phóng lượng lớn phóng xạ vào môi trường xung quanh. TEPCO, đơn vị vận hành nhà máy, phải xử lý hàng trăm bể chứa hơn 1 triệu tấn nước ô nhiễm dùng để làm mát lò phản ứng trong tai nạn.

    Năm 2021, giới chức Nhật Bản dự đoán không còn sức chứa và quyết định lên kế hoạch xả dần dần nước thải đã qua xử lý xuống biển. Cơ quan quản lý hạt nhân Nhật Bản dự kiến phê duyệt tiến hành dự án trong năm 2023.

    Nước thải phóng xạ sẽ trải qua hệ thống lọc để loại bỏ các đồng vị phóng xạ, chỉ để lại tritium, một trong hai đồng vị phóng xạ của hydro. Dù tritium độc hại, nó vẫn tồn tại trong tự nhiên và các chuyên gia cho biết lượng tritium trong môi trường sẽ cực nhỏ do hòa lẫn với nước biển.

    Nhật Bản gần đây đã hoàn tất xây dựng đường ống ngầm để xả nước thải ra đại dương trong 30 năm. TEPCO ngày 12/6 thông báo bắt đầu thử nghiệm đường ống, sử dụng nước sạch. Các nghiệp đoàn đánh cá từ lâu đã phản đối kế hoạch, cho rằng động thái sẽ xóa bỏ mọi nỗ lực khôi phục hình ảnh, trong bối cảnh một số nước đã cấm nhập thực phẩm từ Nhật Bản sau thảm họa.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Luật sư - Trạng sư?

Luật Bồi thường thương tích cá nhân, tai nạn


Article sourced from VNEXPRESS.

Original source can be found here: https://vnexpress.net/iaea-chap-thuan-cho-nhat-ban-xa-nuoc-phong-xa-ra-dai-duong-4625228.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ