Nguy cơ tử vong vì nắng nóng tại Ấn Độ

00:00' 06-05-2022
Nắng nóng kết hợp với hiện tượng nhiệt độ bầu ướt cao tại Ấn Độ khiến cơ thể con người không thể thoát nhiệt, gây nguy cơ tử vong cao.


    Thủ đô New Delhi, Ấn Độ, như đang bốc cháy. Hơi nóng ngùn ngụt bốc lên từ mặt đường, nước chảy ra từ vòi nóng đến mức không thể chạm vào.

    Nhiệt độ tại New Delhi vào ban ngày đạt 44 độ C và không dưới 30 độ C vào ban đêm. Núi rác Bhalswa khổng lồ tại vùng ngoại ô phía bắc New Delhi tiếp tục cháy từ ngày 26/4 tới nay, khiến không khí oi bức tại thành phố càng trở nên ô nhiễm nặng nề.

    Theo Cục Khí tượng Ấn Độ (IMD), nước này đã ghi nhận tháng 3 nóng nhất trong 122 năm qua, với nhiệt độ trung bình toàn quốc ở mức 33,1 độ C, cao hơn gần 1,86 độ C so với thông thường. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 27/4 cảnh báo thời tiết khắc nghiệt làm tăng nguy cơ hỏa hoạn.

    Nhu cầu sử dụng điện tăng vọt giữa nắng nóng, dẫn đến tình trạng mất điện kéo dài tới 8 giờ ở một số vùng tại Ấn Độ trong bối cảnh dự trữ than, nguồn nhiên liệu sản xuất 70% điện toàn quốc, đang ở mức thấp. Tuần trước, dự trữ than tại 3 trong số 5 nhà máy cung cấp điện cho Delhi giảm xuống dưới 25%.

    Các vựa lúa mì tại miền bắc Ấn Độ cũng bị nắng nóng thiêu đốt. Mùa xuân năm nay gần như không có, trong khi nắng nóng dự kiến kéo dài sang tháng 5, trong khi mùa mưa chỉ bắt đầu vào tháng 6.

    Sóng nhiệt Ấn Độ thử thách sức chịu đựng của con người

    Người dân lấy nước từ bình xe bồn tại Ấn Độ. Ảnh: Bloomberg.

    Theo Bloomberg, đợt sóng nhiệt ở Ấn Độ đang thử thách giới hạn chịu đựng của con người, khi kết hợp với hiện tượng "nhiệt độ bầu ướt". Nhiệt độ bầu ướt là đơn vị nhiệt độ thấp nhất có thể đạt được khi không khí bão hòa hơi nước, thường không quá 31°C.

    Độ ẩm trong không khí có ảnh hưởng rất lớn tới mức độ nắng nóng mà chúng ta cảm nhận được. Nhiệt độ bầu ướt càng cao, không khí càng nóng bức.

    Trong trường hợp nhiệt độ bầu ướt trên 35°C, không khí không thể hấp thụ thêm hơi nước, khiến mồ hôi không bay hơi, làm cho con người gặp các hiện tượng sốc nhiệt như mệt mỏi, chuột rút, phát ban, đặc biệt là tình trạng say nắng với nguy cơ tử vong chỉ sau vào giờ.

    Hiện tượng này đã khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng trong các đợt nắng nóng tại châu Âu và Nga năm 2003 và 2010.

    Công nhân dùng mũ bảo hộ múc nước tắm để giải nhiệt giữa cái nóng gay gắt ở ngoại ô thành phố Ahmedabad, Ấn Độ, ngày 30/4. Ảnh: Reuters.

    Công nhân dùng mũ bảo hộ múc nước tắm để giải nhiệt giữa cái nóng gay gắt ở ngoại ô thành phố Ahmedabad, Ấn Độ, ngày 30/4. Ảnh: Reuters.

    Thông thường, nhiệt độ tăng khiến độ ẩm giảm, nên hiện tượng nhiệt độ bầu ướt được cho là cực kỳ hiếm gặp. Một nghiên cứu năm 2018 nhận định rằng hiện tượng nhiệt độ bầu ướt tiệm cận 35°C là điều "gần như không bao giờ xảy ra trong hình thái thời tiết hiện nay".

    Tuy nhiên, điều này lại xảy ra tương đối thường xuyên, đặc biệt tại khu vực vành đai đông dân cư từ Vịnh Ba Tư qua Pakistan và tây bắc Ấn Độ, theo nghiên cứu của Science Advances năm 2020.

    Cục Khí tượng Ấn Độ cho biết nhiều vùng tại nước này đã chứng kiến hiện tượng nhiệt độ bầu ướt 35°C trong tuần qua. Trong khi đó, chỉ khoảng 12% trong số 1,4 tỷ dân Ấn Độ được sử dụng điều hòa nhiệt độ, đồng nghĩa với hàng trăm triệu người không thể làm mát khi cơ thể chạm dần tới ngưỡng say nắng.

    Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại nước láng giềng Pakistan, nơi có nhiều người làm việc ngoài trời giữa thời tiết oi bức.

    Reuters.

    Một cô gái bán nước tại New Delhi, thủ đô Ấn Độ, ngày 27/4. Ảnh: Reuters.

    Các chuyên gia lo ngại mỗi mùa nóng trong tương lai tại Ấn Độ đều có thể là một lần số người thiệt mạng vì nắng nóng gia tăng. Thế giới đang trải qua chu kỳ khí hậu La Nina, vốn mang lại thời tiết mùa hè mát mẻ hơn cho Ấn Độ. Bởi vậy, nguy cơ sẽ tăng cao khi đợt El Nino tiếp theo xảy ra.

    Giới chức Ấn Độ ngày 1/5 kêu gọi các bang đảm bảo hệ thống y tế sẵn sàng ứng phó với làn sóng bệnh nhân tăng đột biến do nắng nóng. Họ cũng khuyến cáo người dân sơn trắng mái nhà để giảm bớt hấp thụ nhiệt.

    Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng những biện pháp này là không đủ để giúp người Ấn Độ đối phó với những đợt nắng nóng ngày càng nguy hiểm. Hệ thống y tế sẽ không thể giúp được gì khi hàng triệu máy điều hòa chạy hết công suất làm lưới điện quốc gia quá tải giữa nắng nóng chạm ngưỡng chịu đựng của con người.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
St Albans Sports Club Vùng: Kings Park. Phone: 9367 5956
Xem thêm

Article sourced from VNEXPRESS.

Original source can be found here: https://vnexpress.net/nang-nong-an-do-cham-nguong-chiu-dung-cua-con-nguoi-4459105.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ