Nghệ thuật cho và nhận trong hôn nhân để luôn hạnh phúc

06:00' 25-06-2019
Tại sao cuộc sống vợ chồng khi thì tràn đầy tình yêu hạnh phúc, khi lại như không thể chịu đựng thêm dù chỉ một ngày? Hãy nghe nhà nghiên cứu tâm lý hôn nhân người Mỹ, W. Stevenson giải thích.


    Cho và nhận tưởng chừng như là hai khái niệm hoàn toàn đơn giản nhưng để cân bằng được nó lại không hề dễ dàng. Ảnh: internet
    Cho và nhận tưởng chừng như là hai khái niệm hoàn toàn đơn giản nhưng để cân bằng được nó lại không hề dễ dàng. Ảnh: internet

    Trong mỗi chúng ta không phải chỉ có một con người mà có những hai cá nhân: người cho (the giver) và người nhận (the taker). Người cho chính là một bộ phận của con người bạn luôn hành xử theo quy tắc: làm bất cứ cái gì để người bạn đời của mình hạnh phúc và tránh bất cứ cái gì làm cho họ khó chịu, dù chính mình có thích hay không. Nó là bộ phận của bạn tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào bản năng, khiến ta trở nên rất đáng yêu, vì nó luôn quên mình đi để nghĩ đến người khác. Thật là một nguồn dự trữ năng lượng huyền diệu của tình yêu.

    Thật vậy, bất cứ ai đã từng yêu - đúng với nghĩa của từ này - đều cảm thấy mình và đối tượng yêu chỉ là một. Làm cho người yêu sung sướng thì lập tức chính mình cũng sung sướng. Gây cho người ta đau thì chính mình cũng đau. Vì vậy, nói là "cho" nhưng thực ra cũng là vì mình, vì hạnh phúc của mình. Chính sự dâng hiến đó làm cho tình yêu trở thành một tình cảm cao đẹp khó có cái gì sánh được. Thật chí lý khi ai đó nói:"Yêu là tìm hạnh phúc của mình trong hạnh phúc của người khác".

    Khi “người cho” trong bạn sống mãnh liệt, tràn đầy sinh lực, nó muốn cho thật nhiều, không biết đâu là giới hạn, không cần mặc cả, không suy tính thiệt hơn. Làm cho người bạn đời cảm động đến ngỡ ngàng vì họ nhận được nhiều quá. Họ nhìn bạn bằng đôi mắt biết ơn, họ cũng cố gắng làm sao xứng đáng với tình yêu của bạn. Trong trạng thái ấy, hai tâm hồn hòa quyện vào nhau như hai người hát song ca hợp giọng.

    Nhưng “người cho” chỉ là một nửa câu chuyện mà chúng ta đang nói. Còn nửa kia nữa là “người nhận”. Nó cũng là một bộ phận của bạn nhưng lại hành xử theo quy tắc ngược lại: sẵn sàng làm bất cứ điều gì để chính mình hạnh phúc và không chịu làm bất cứ cái gì mà mình không thích, dù người kia có thích hay không. “Người nhận” chỉ biết đòi hỏi, chỉ nghĩ đến mình, nó suy bì thiệt hơn, mặc cả từng chút một.

    Thế mà trong cuộc sống gia đình, “người cho” và “người nhận” luôn cùng tồn tại trong con người bạn mọi lúc, mọi nơi. Chúng đón nhận mọi nhu cầu của chúng ta và thực hiện cùng một lúc. Điều đáng lưu ý là cả “người cho” và “người nhận” đều là những kẻ lòng tham vô đáy. Khác với khi chúng ta đi mua thực phẩm, ta đưa bao nhiêu tiền thì nhận về đúng số lượng thực phẩm tương ứng. Chúng ta không đưa thừa tiền cho người bán hàng và dĩ nhiên cũng không thể lấy nhiều thực phẩm hơn số tiền mà ta trả. Nhưng trong hôn nhân, “người cho” muốn cho thật nhiều, “người nhận” cũng muốn nhận thật nhiều. Điều lạ lùng là, trong cái cách ứng xử của cả “người cho” lẫn “người nhận”, hầu như chúng hoạt động không phụ thuộc vào nhau và theo hai hướng khác nhau.

    Khi “người cho” muốn cho thật nhiều, chúng ta săn sóc người yêu từng li từng tí. Chúng ta sẵn sàng chịu mọi thiệt thòi miễn là người yêu hạnh phúc và thỏa mãn. “Người cho” trong chúng ta lúc ấy không quan tâm tới những gì phải bỏ ra. Tiếc rằng bên cạnh “người cho”, còn có “người nhận”. Khi kẻ này vùng lên, lòng tham của nó cũng vô đáy, biến ta thành một kẻ thô lỗ, luôn đòi hỏi cao, có khi vô lý. Khi đó con người chỉ nghĩ đến bản thân và muốn đối phương phải làm sao cho ta hài lòng. Nó bắt buộc người kia phải h.y si.nh. “Người nhận” không cần biết người kia thích hay không?

    Cho và nhận cũng phải học bởi lẽ ai cũng luôn muốn được nhận nhiều hơn cho. Ảnh: internet

    Những tình huống như vậy hằng ngày vẫn diễn ra với mọi cuộc hôn nhân, không loại trừ cuộc hôn nhân của bạn.

    Suy cho cùng, nghệ thuật chung sống lứa đôi là làm sao để “người cho” trong chúng ta luôn luôn chiến thắng “người nhận”. Khi nào “người cho” trong cả hai vợ chồng áp đảo “người nhận” thì cuộc hôn nhân của bạn trở nên tuyệt vời. Nhưng cần nhớ không nên quá nuông chiều “người cho” để đến nỗi nó làm hư cả “người nhận” và đến lượt chính “người nhận” làm hỏng hôn nhân.

    Thì ra, muốn hạnh phúc phải học, phải tập luyện mới có thói quen hạnh phúc và làm cho nhau hạnh phúc. Để có hạnh phúc không đơn giản chút nào.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Parliament of Victoria - Luba Grigorovitch MP Vùng: Caroline Springs. Phone: 0455 408 206
Xem thêm

Article sourced from XALUAN.

Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2565433


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ