Nga khuyên Mỹ nên học Nga cách giải trừ vũ khí hóa học
Cuộc tấn công vũ khí hóa học được cho là do Chính phủ Syria thực hiện ở Khan Sheikhoun.
Hôm 28/11, Tổng thống Vladimir Putin đã lên tiếng kêu gọi các nước hay theo gương Nga tiêu hủy kho dự trữ vũ khí hóa học.
Cùng ngày không lâu sau, tại Mỹ, cố vấn thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ lên tiếng cáo buộc Chính phủ Syria và các đồng minh như Nga đang tìm cách làm sai lệch kết luận của các điều tra viên quốc tế về việc Syria liên tục sử dụng vũ khí hóa học.
Ông Hall cũng tuyên bố lệnh cấm các loại vũ khí hóa học bao gồm các loại khí độc và gây tác động thần kinh, hiện đang bị đe dọa.
Vị cố vấn Mỹ cho rằng cần phải có biện pháp răn đe hoạt động sử dụng vũ khí hóa học.
Biện pháp răn đe đó là gì? Nó có giống cách mà Tổng thống Vladimir Putin đang khuyến khích hay không? Vì sao Mỹ và Nga lại thất bại trong việc chung tay giải trừ vũ khí hóa học? Hay Washington chỉ nêu lên vấn đề, đổ lỗi cho một bên, sau đó, dùng mọi biện pháp bao gồm cả vũ trang để giải giáp vũ khí hóa học che giấu cho ý đồ bên trong của mình? Hay chính Nga mới là "chủ trò" cho Chính phủ Syria che giấu vũ khí hóa học và lén lút tấn công dân thường?
Các nhóm chuyên gia của 2 Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) và Liên Hợp Quốc đã tiến hành cuộc điều tra theo Cơ chế Điều tra chung (JIM) đi đến kết luận rằng, Chính phủ Syria đã bên đã sử dụng khí độc hóa học Clo để thực hiện ít nhất 2 vụ tấn công vào thường dân Syria năm 2014 và 2015.
Chính phủ Syria cũng bị cáo buộc sử dụng chất độc thần kinh Sarin tháng 4/2017 làm gần 100 người thiệt mạng và 200 người bị ảnh hưởng.
Nhưng phía Nga đều kiên quyết phủ nhận kết quả điều tra trên của JIM.
Mới đây Nga cũng phủ quyết Nghị quyết của Hội đồng bảo an LHQ nhằm kéo dài sứ mệnh của nhóm điều tra chung này thêm 30 ngày sau khi được thành lập từ năm 2015. Dự thảo Nghị quyết được soạn bởi Nhật Bản, mà trước đó là dự thảo được Mỹ bảo trợ, cho phép tiến hành thêm các cuộc điều tra liên quan tới cáo buộc tấn công bằng vũ khí hóa học tại Syria. Do đó, các cuộc điều tra của JIM sẽ không được hoạt động trong thời gian tới.
Đây là lần thứ 11 Moscow sử dụng quyền phủ quyết để ngăn Liên Hợp Quốc có các động thái nhằm vào Syria.
Nga muốn đối thoại để tiêu hủy vũ khí hóa học
Nga bày tỏ luôn ủng hộ các cuộc điều tra về vũ khí hóa học nhưng chỉ trích các báo cáo kết luận luôn bất công đối với Chính phủ Syria.
Đại sứ Nga tại Liên hợp Quốc, Vassily Nebenziacũng đề cập tới các sai sót trong phương pháp thu thập bằng chứng của nhóm chuyên gia JIM bằng việc các chuyên gia thậm chí còn không đến tận nơi những khu vực bị tấn công hóa học.
Người đứng đầu cơ quan kiểm soát và không phổ biến vũ khí của Bộ Ngoại giao Nga, ông Mikhail Ulyanov đã lấy ví dụ cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ở Khan Sheikhoun và căn cứ không quân Shayrat đã cho thấy sự thiếu minh bạch và vô nguyên tắc của nhóm điều tra.
Không quân Syria đã ném bom hóa học ở Khan SheiKhoun? Một "hố bom" được chụp lại.
Các báo cáo về tình hình ở Khan Sheikhoun của JIM đã lập tức đổ lỗi cho Chính phủ Syria chủ mưu vụ tấn công mà bỏ qua các bằng chứng cho thấy lực lượng nổi dậy ở Syria cũng có khả năng làm điều này.
Cả 2 cuộc tấn công tại Khan Sheikhoun và căn cứ không quân Shayrat đều không có thanh sát viên của JIM tới điều tra lấy mẫu dù đã được bảo đảm an ninh nhưng báo cáo vẫn kết tội Chính phủ Syria thực hiện vụ tấn công hóa học trên.
"Hãy tưởng tượng một cuộc điều tra hình sự, trong đó cảnh sát từ chối thăm khu vực diễn ra tội ác. Không có tòa án nào chấp nhận điều đó. Thế mà họ còn cho rằng có thể làm điều đó tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc" - ông Ulyanov nói.
Kết luận của JIM cho thấy một máy bay chiến đấu của Không quân Syria đã thả một quả bom có chứa chất độc hóa học sarin nhưng chẳng có bức ảnh nào chụp nổi hố bom đó. Một hiện trường mà những vết lõm trên đường rải rác và độ sâu thì cạn như vậy, chắc chắn chỉ có thể được tạo ra bởi một thiết bị nổ được lắp đặt ngay trên mặt đất. Điều đó thì không cần tới máy bay của Không quân Syria mà phe đối lập cũng có thể làm nên.
Ông Ulyanov cũng cho biết các bức ảnh và video do nhóm tình nguyện Mỹ "Mũ bảo hiểm trắng" ghi lại tại khu vực bị tấn công ở Khan Sheikhoun cho thấy họ không có thiết bị bảo vệ thích hợp - một dấu hiệu cho thấy cuộc tấn công đã bị thêu dệt.
Đội cứu trợ đến ngay lập tức địa bàn không kích bằng vũ khí hóa học, lăn xả cứu hộ không nề hà thiết bị phòng vệ cho chính bản thân mình.
Dù với bằng ấy các vấn đề mâu thuẫn chỉ trong một trong nhiều cuộc điều tra mà nhóm JIM tiến hành ở Syria, 12 thành viên thuộc Hội đồng Bảo an vẫn đồng thuận để nhóm này được thực hiện nhiệm vụ điều tra thêm 1 năm và trước đó là dự thảo cho phép gia hạn trong 2 năm của Mỹ.
Điều này khiến Nga khó chấp nhận bởi các cuộc điều tra trong tương lai nếu được gia hạn mà không có sự thay đổi về nguyên tắc hoạt động, sẽ chẳng mang tới kết quả gì khác biệt và hoàn toàn có thể được lập ra để chỉ một mình Chính phủ Syria là kẻ chịu tội.
Thay vào đó, phía Nga cũng đưa ra dự thảo Nghị quyết cho phép JIM có thể hoạt động tới giữa năm 2018, qua đó nêu điều kiện rằng, JIM phải "có những cải thiện và cập nhật thêm về nhiệm vụ".
Cung cấp hệ thống năng lượng mặt trời thương mại với giá thấp nhất trên toàn nước Úc
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1981210