Nấu canh măng khô ngày Tết nhớ làm thêm 1 bước này măng mềm, ngon loại bỏ hết được chất độc
Trong mâm cơm gia đìnhngày Tết không thể thiếu được bát canh măng khô ngon, giòn, hấp dẫn. Tuy nhiên việc chế biến măng không đúng cách có thể gây tình trạng ngộ độc như đau đầu, chóng mặt, nôn mửa thậm chí là hôn mê bởi hóa chất độc hại như lưu huỳnh còn tồn dư trong nó. Chính vì vậy, khi lựa chọn măng làm thực phẩm cho gia đình, các bà nội trợ cần có kiến thức nhất định để lựa chọn và chế biến măng để loại bỏ các chất gây hại này.
1. Ảnh hưởng của lưu huỳnh trong măng khô đến sức khoẻ con người
Trong thời gian gần đây, nhằm mục đích lợi nhuận mà một số người buôn bán đã sử dụng để măng khô được bảo quản lâu hơn, tạo màu đẹp hấp dẫn bán cho người tiêu dùng.
Thực tế, lưu huỳnh trước đây được dùng để bảo quản thuốc bắc rất nhiều nhưng với tỷ lệ thấp. Nhưng hiện nay tại các cơ sở sản xuất lạm dụng lưu huỳnh trong xông, sấy khô măng rất nhiều, nồng độ lưu huỳnh cao ảnh hưởng tới sức khỏe.
Theo khuyến cáo của WHO, hàm lượng lưu huỳnh không nên vượt quá 20mg cho một kg sản phẩm. Tuy nhiên theo khảo sát cho thấy lượng lưu huỳnh trong măng khô trôi nổi thường vượt ngưỡng mà WHO khuyến cáo. Nếu ăn phải thực phẩm có chứa lưu huỳnh nồng độ cao lâu dài sẽ gây kích ứng niêm mạc, gây viêm đường tiêu hóa, tổn thương về thần kinh, hành vi, hệ tuần hoàn, chức năng tim mạch, tổn thương mắt, giảm thị lực, chức năng sinh sản, nhiễm độc máu, suy thận…
2. Cách loại bỏ độc tố trong măng khô
Để loại bỏ hoàn toàn các độc tố tự nhiên trong măng khô như axít xyanhydric hoặc lưu huỳnh, cần ngâm và luộc kỹ măng trước khi chế biến món ăn. Trước tiên rửa sạch măng, sau đó ngâm trong nước ấm hoặc nước vo gạo ít nhất năm đến sáu giờ để măng nở mềm, tốt nhất là ngâm qua đêm. Trong lúc ngâm, nên thường xuyên thay nước để lọc vị đắng.
Sau khi măng nở mềm, vớt ra để ráo nước rồi cho vào nồi đổ nước ngập mặt để luộc chín. Luộc măng với lửa vừa và tốt nhất nước trong nồi phải đầy. Có thể luộc khoảng hai-ba lần, mỗi lần cách nhau 30 phút, đồng thời đổ bỏ nước luộc cũ, thay nước mới sau mỗi lần luộc. Đến khi nước luộc trở nên trong và măng mềm thì vớt ra, chờ nguội và ráo nước, xé nhỏ thành sợi để chuẩn bị chế biến món ăn.
Lưu ý, tuyệt đối không dùng măng đã bị mốc. Một khi măng đã bị mốc dù luộc, ngâm kỹ lưỡng cũng không hết độc tố.
3. Lưu ý khi chọn măng khô
– Có 2 loại măng khô chính là măng lưỡi lợn và măng lá. Khi ăn măng lưỡi lợn sẽ cho cảm giác dày miếng và giòn sần sật còn măng lá thì sẽ ngấm gia vị hơn. Tùy sở thích để bạn có thể chọn loại măng mình muốn nấu.
– Măng nguyên chất có mùi măng thơm nhẹ do được phơi nắng. Không chọn măng có mùi lạ, rất có thể là mùi lưu huỳnh.
– Không chọn mua măng có màu sắc quá bóng loáng hoặc màu sắc khác thường.
– Không chọn măng xuất hiện các vết lốm đốm do mốc.
– Hạn chế mua măng trái mùa thu hoạch thông thường.
– Măng không sử dụng hết, đậy kín để tủ lạnh ngăn mát trong 1 tuần hoặc 1 tháng đối với ngăn đá.
4. Những nhóm người nên thận trọng khi ăn măng
Trong Đông y, măng cũng được coi là món ngon có tác dụng trị đờm, lợi tiểu, làm sáng mắt rất hữu hiệu. Không những thế, măng còn có thể hấp thụ chất béo, thúc đẩy quá trình lên men thực phẩm, có tác dụng tiêu hóa và bài tiết tốt. Măng dù rất ngon nhưng lại không phù hợp cho tất cả mọi người. Dưới đây là những nhóm người mà khuyến cáo không nên ăn măng.
+ Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng
TheoĐông y, măng có tính hàn, khó tiêu hóa nên những người mắc bệnh loét dạ dày và tá tràng, viêm dạ dày, xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản, không nên ăn nhiều để tránh làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.
+ Phụ nữ có thai thận trọng khi ăn măng
Trong măng có chứa glucozit. Sau khi đi vào dạ dày, glucozit bị phân hủy với tác dụng của men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày, sau đó sinh ra acid xyanhydric. Chất này sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn.Nhiều trường hợp bà bầu bị ngộ độc măng, dấu hiệu là: nôn, đau bụng, đau đầu… và ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
+ Người bị bệnh thận không nên ăn măng
Măng tây, măng tre là thực phẩm giàu canxi không có lợi cho bệnh thận mạn tính và suy thận. Do đó cần lời khuyên của bác sĩ trước khi tiêu thụ.
+ Người bị gút nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn măng
Các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, làm bệnh gout trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, nhóm người này cần hỏi bác sĩ về liều lượng cho phép khi ăn măng.
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=3635047