Mỹ xây thêm căn cứ quân sự tại Syria
Chiến sự ngày càng căng thẳng
Cuộc nội chiến ở Syria vẫn tiếp tục căng thẳng. Ảnh minh họa
Cuộc nội chiến ở Syria vẫn tiếp tục căng thẳng. Chính quyền khu vực Daraa đã chứng kiến làn sóng B.L bắt đầu năm mới này, trong bối cảnh quân đội Ả Rập Syria (SAA) điều động nhiều lực lượng đến một số khu vực trên khắp miền nam Syria.
Theo báo cáo mới nhất từ Chính quyền tỉnh Daraa, lực lượng Quân đội Ả Rập Syria (SAA) đang trong tình trạng cảnh giác cao độ sau một loạt các cuộc tấn công do các cơ quan chức năng thuộc Quân đội Syria Tự do (FSA) và đồng minh phát động.
Những sự kiện này ở Daraa diễn ra sau vụ một nhóm kẻ tấn công ám sát thống đốc của thị trấn.
Vụ B.L mới nhất này đã khiến Lực lượng vũ trang Nga can dự vào miền nam Syria nhằm đàm phán một thỏa thuận hòa bình giữa phe nổi dậy và Quân đội Ả Rập Syria.
Tuy nhiên, mọi nỗ lực nhằm xoa dịu căng thẳng ở miền nam Syria cho đến nay đều thất bại, khi tất cả các bên đều từ chối nhượng bộ yêu cầu của nhau.
Mỹ xây thêm căn cứ quân sự ở Syria
Các lực lượng quân sự Mỹ ở Syria đã bắt đầu xây dựng một căn cứ quân sự mới ở tỉnh phía đông Hasaka, nơi đang nằm dưới sự kiểm soát của nhóm phiến quân do người Kurd đứng đầu Lực lượng Dân chủ Syria (SDF).
Theo nguồn tin chia sẻ với hãng thông tấn nhà nước Syria (SANA), đầu tiên các binh sĩ Mỹ đã di chuyển 10 xe chở quân tới thị trấn Malikiyah nằm ở phía đông bắc tỉnh Hasaka và sau đó đi tới al-Yaroubia, khu vực nằm giáp với biên giới Iraq.
Căn cứ quân sự mới mà Mỹ đang xây dựng được cho nằm gần Tal Alou ở phía tây bắc của vùng al-Yaroubia. Mỹ cũng đã đưa nguyên vật liệu và thiết bị quân sự tới khu vực này để xây căn cứ mới.
Hiện nguyên nhân vì sao Mỹ cho xây thêm căn cứ quân sự nằm trong khu vực người Kurd quản lý vẫn chưa được công bố.
Sự hiện diện của quân đội Mỹ trên lãnh thổ Syria lâu nay bị coi là bất hợp pháp vì không nhận được sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và chính quyền Damascus.
Trong giai đoạn nắm quyền, cựu Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần hứa rút quân đội Mỹ khỏi Syria, nhưng lời hứa này chưa hoàn toàn trở thành hiện thực. Bởi Mỹ vẫn duy trì một lực lượng quy mô nhỏ với lời biện minh là để “bảo vệ dầu mỏ Syria” không rơi vào tay các nhóm khủng bố. Hiện không rõ dưới thời chính quyền mới của Tổng thống Joe Biden, Mỹ có hoàn thành nốt việc rút số lượng binh sĩ còn lại đang làm nhiệm vụ trên lãnh thổ Syria hay không.
Song theo nhiều báo cáo, quân đội Mỹ có mặt ở Syria không phải để bảo vệ các mỏ dầu mà là hỗ trợ cho các lực lượng người Kurd khai thác trái phép và buôn lậu ra nước ngoài.
Gần đây nhất, hôm 20/1, đúng ngày ông Biden chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ thứ 46, chính quyền Damascus đã gửi thông điệp đầu tiên cho chính quyền mới của Mỹ. Cụ thể, phát biểu trước Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, đại sứ Syria Bashar al-Jaafari đã hối thúc Nhà Trắng “dừng các hành động mang tính khiêu khích và xâm lược”, đồng thời rút quân khỏi khu vực và dừng những nỗ lực “đe dọa tới chủ quyền, sự hợp nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Syria”.
Bí ẩn lực lượng ám sát Thống đốc ở Syria
Hãng SANA dẫn nguồn tin cảnh sát cho biết, Thống đốc Mamdouh Mafalani của một thị trấn ở Syria đã bị ám sát khi đang trên đường đi làm ở vùng nông thôn tỉnh Daraa.
Thống đốc Mafalani sau đó đã được vào bệnh viện Izraa nhưng không qua khỏi do vết thương quá nặng.
Hiện chưa rõ lực lượng nào đứng sau vụ ám sát Thống đốc Syria Mamdouh Mafalani.
Được biết, kể từ năm 2011, Syria trải qua một thời kỳ bất ổn, với việc quân đội chính phủ của Tổng thống Bashar assad phải chiến đấu với nhiều phe nhóm đối lập và tổ chức khủng bố.
Trước đó, hồi tháng 10/2020, người đứng đầu Hội đồng thành phố Sanamayn, ông Abdel-Salam Al-Haimed bị các tay súng giấu mặt tấn công và ám sát, khi vị quan chức này đang di chuyển qua tỉnh Daraa.
"Ông Al-Haimed đã hy sinh sau khi bị các nhóm khủng bố bắn ở thành phố Daraa", hãng thông tấn nhà nước Syria (SANA) đưa tin.
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: https://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=3055515