Một số loại rau củ không nên nấu chín mà chỉ cần rửa thật sạch để không mất chất dinh dưỡng

23:00' 28-08-2018
Để tận dụng được tối đa lượng chất dinh dưỡng có trong các loại rau củ phụ thuộc rất lớn ở khâu chế biến. Thế nhưng nếu không biết cách thì bạn sẽ làm mất đi toàn bộ những chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe ấy.


    Các lại rau củ là thành phần không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của mọi gia đình, đôi khi thịt có thể không ăn nhưng rau thì nhất định phải ăn để tốt cho hệ tiêu hóa. Bởi các loại rau củ chứa rất nhiều các vitamin, chất xơ và khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện làn da. Tuy nhiên, có một điều là không phải loại rau, củ nào cũng nên nấu chín trước khi dùng, nếu bạn làm ngược lại sẽ vô tình lấy đi hết chất dinh dưỡng của chúng.

    Dưới đây là một số loại rau củ không nên nấu chín mà chỉ cần rửa thật sạch để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

    1. Hành tây

    Hành tây là một loại củ có mùi vị rất hăng và rất khó ăn sống nên nhiều người vẫn thường nấu chín trước khi dùng. Tuy nhiên, bạn có biết rằng trong hành tây có chứa một lượng oxy hóa và lưu huỳnh dồi dào giúp chống lại các căn bệnh về phổi và tuyến tiền liệt? Nếu được nấu chín trong nhiệt độ quá nóng sẽ làm mất đi lượng chất dinh dưỡng vô cùng quý giá ấy. Vậy nên, khi chế biến loại củ này bạn không nên nấu chín ở nhiệt độ quá cao, hoặc có thể ăn sống. Khi ăn xong nên súc miệng, đánh răng để tránh gây mùi hôi cho miệng.

    Có những loại rau củ tuyệt đối không nên nấu chín kẻo mất dinh dưỡng vậy mà lâu nay chị em nội trợ toàn làm ngược lại - Ảnh 1.

    2. Ớt chuông

    Những trái ớt chuông rất giàu vitamin C, thậm chí chỉ cần một trái ớt chuông không quá to cũng có thể cung cấp khoảng 150% lượng vitamin C bạn cần trong một ngày. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng nếu nấu ớt chuông đỏ với nhiệt độ trên 375 độ C thì sẽ phá hỏng lượng vitamin C tuyệt vời đó. Vậy nên, bạn nên ăn sống hoặc ăn kèm với những món ăn không nấu chín kỹ để "bảo toàn" giá trị dinh dưỡng của loại quả này.

    Có những loại rau củ tuyệt đối không nên nấu chín kẻo mất dinh dưỡng vậy mà lâu nay chị em nội trợ toàn làm ngược lại - Ảnh 2.

    3. Dưa leo

    Bạn có biết trong quả dưa leo chứa rất nhiều vitamin C, B và các chất khoáng? Thậm chí đến cả vỏ của loại quả này cũng rất giàu chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Bạn nên ăn dưa chuột tươi càng nhiều càng tốt. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bạn nên ngâm dưa leo với nước muối pha loãng từ 15 đến 20 phút trước khi ăn, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

    Có những loại rau củ tuyệt đối không nên nấu chín kẻo mất dinh dưỡng vậy mà lâu nay chị em nội trợ toàn làm ngược lại - Ảnh 3.

    4. Củ cải đường

    Nếu được nấu chín trong nhiệt độ cao, củ cải đường mất khoảng 25% lượng folate. Chất Folate rất cần thiết để tạo tế bào hồng cầu, vì vậy các chuyên gia khuyên ăn củ cải đường sống để đảm bảo nguyên vẹn các hợp chất có lợi cho não bộ. Bạn có thể dùng củ này chế biến thành món salad ngon miệng.

    Có những loại rau củ tuyệt đối không nên nấu chín kẻo mất dinh dưỡng vậy mà lâu nay chị em nội trợ toàn làm ngược lại - Ảnh 4.

    5. Các loại hạt

    Hạt của những loại quả hạch như óc chó, hạnh nhân...  đều có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nếu ăn sống. Tất nhiên, mọi người đều không thích ăn hạt sống và rất "khoái" mùi vị thơm hấp dẫn của chúng khi rang, nhưng làm vậy sẽ mất đi một số dưỡng chất rất đáng kể. Bởi lẽ, khi rang các loại hạt này sẽ tăng cường chất béo và calo trong khi sẽ bị giảm khoáng chất magiê và sắt có trong hạt.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Giáo dục?
Williamstown High School Vùng: Williamstown. Phone: 9393 9039
Xem thêm

Trường có truyền thống về các chương trình học thuật, âm nhạc, thể thao và nghệ thuật.


Article sourced from AFAMILY.

Original source can be found here: http://afamily.vn/co-nhung-loai-rau-cu-tuyet-doi-khong-nen-nau-chin-keo-mat-dinh-duong-vay-ma-lau-nay-chi-em-noi-tro-toan-lam-nguoc-lai-2018082711505063.chn


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ