Mẹo chơi đùa cùng trẻ tại nhà mùa dịch thật vui vẻ và bổ ích
Vậy, làm thế nào để chơi cùng trẻ tại nhà thật vui vẻ và bổ ích? Hãy cùng theo dõi một số kinh nghiệm chơi cùng trẻ tại nhà mùa dịch ngay sau đây.
1. Lựa chọn trò chơi phù hợp với trẻ
Điều đầu tiên cha mẹ nên lưu ý chính là cần lựa chọn trò chơi phù hợp với trẻ, đặc biệt là độ tuổi. Sở dĩ điều này vô cùng cần thiết bởi ở mỗi giai đoạn phát triển, trẻ sẽ cần đến học hỏi và phát triển các kỹ năng khác nhau.
Chẳng hạn, trẻ dưới một tuổi sẽ vô cùng bận rộn khám phá thế giới xung quanh để chuẩn bị cho những bước phát triển quan trọng đầu đời. Bởi vậy, các hoạt động giúp kích thích sự phát triển các giác quan và cơ quan vận động cho trẻ như vỗ tay, trò chơi phản chiếu trong gương, trò lật người,…
Khi trẻ bước vào giai đoạn mầm non từ 2-5 tuổi, cha mẹ nên để trẻ làm quen với ngôn ngữ qua bảng chữ cái, lego hay trò xé dán giấy màu. Cha mẹ cũng có thể rèn luyện tính tự lập cho trẻ thông qua các trò chơi mô phỏng hoạt động hàng ngày như chăm sóc búp bê, nấu ăn,…
Trò chơi mô hình gỗ vừa an toàn, vừa giúp trẻ phân biệt được các dạng hình khối cơ bản. Ảnh: Baya.
Kinh nghiệm: Ngoài việc học hỏi từ người thân hay đồng nghiệp, cha mẹ nên tham gia các hội nhóm nuôi dạy trẻ hoặc tra cứu thông tin về các trò chơi dành cho trẻ tại các website uy tín. Tiếp đến, nên dành thời gian lựa chọn và chuẩn bị đồ chơi phù hợp với trẻ.
2. Quy định thời gian chơi
Hầu hết trẻ thường thiếu kiên nhẫn và chóng chán khi chơi. Số khác lại đòi chơi thêm khi có trò chơi hoặc món đồ yêu thích.
Quy định thời gian chơi trước khi bắt đầu là cần thiết để trẻ hiểu giờ chơi là có hạn. Nhờ đó, trẻ sẽ tập làm quen và hình thành nên tính kỷ luật, sự tập trung vào một việc làm cụ thể. Cha mẹ cũng sẽ dễ dàng quản lý thời gian dành cho việc nghỉ ngơi và các công việc quan trọng khác.
Làm quen với giờ chơi cố định giúp ích cả cho cha mẹ và trẻ.. Ảnh: Baya.
Kinh nghiệm: Để việc chơi ở nhà cùng trẻ đạt được hiệu quả tốt nhất, mỗi ngày cha mẹ nên dành ra một khoảng thời gian cố định để chơi cùng trẻ. Trước tiên, hãy lên kế hoạch tỉ mỉ rồi sắp xếp khoảng thời gian vui chơi phù hợp. Hãy lặp đi lặp lại nhiều lần thời gian này. Có thể linh động thay đổi trò chơi để trẻ quen giấc chơi và không cảm thấy nhàm chán.
3. Trang trí phòng chơi cho trẻ
Trẻ cần không gian để sáng tạo và thỏa sức vui chơi. Không giới hạn ở những sân chơi ngoài trời đông kín người, cha mẹ có thể tạo nên một sân chơi an toàn cho trẻ ngay tại nhà bằng cách bố trí vật dụng, các món đồ chơi trong phòng riêng biệt hoặc trang trí toàn bộ không gian theo chủ đề nhất định.
Phòng ngủ của trẻ được trang trí thành sân chơi đầy màu sắc trong nhà. Ảnh: Baya.
Về màu sắc, tường, nội thất và đồ trang trí trong phòng chơi nên có gam màu rực rỡ, vui nhộn, từ đó tạo hứng thú và khơi dậy trí tưởng tượng của trẻ khi chơi. Về chất liệu, nội thất và các món đồ trang trí nên được làm từ các chất liệu nhẹ, mềm nhưng chắc chắn và an toàn, đã qua xử lý mối mọt, chống thấm nước,…
Trẻ vui đùa trong phòng chơi đầy màu sắc của riêng mình. Ảnh: Baya.
Kinh nghiệm: Sở hữu một căn phòng đầy màu sắc với thật nhiều món đồ chơi xinh xắn chắc chắn sẽ khiến trẻ thích mê. Cha mẹ có thể cân nhắc lựa chọn các món đồ nội thất và đồ chơi ngộ nghĩnh trong bộ sưu tập Living with Kids của Baya để trang trí phòng chơi cho trẻ.
Ngoài ra, cha mẹ hãy giao cho trẻ nhiệm vụ bảo quản đồ đạc của mình sau khi sử dụng trong các ngăn chứa dán nhãn. Điều này giúp trẻ hình thành thói quen ngăn nắp và có trách nhiệm hơn với những đồ vật thuộc quyền sở hữu mình.
Theo Giáo sư Nhi khoa Jack P. Shonkoff, M.D. – Trường y Harvard, sự tương tác quan trọng nhất mà cha mẹ có thể dành cho trẻ chính là chơi cùng với trẻ*. Không chỉ mang đến niềm vui và sự thích thú cho trẻ, việc chơi cùng trẻ tại nhà còn giúp tăng sự tương tác, kết nối giữa cha mẹ và trẻ, hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tư duy lẫn cảm xúc.
Article sourced from AFAMILY.
Original source can be found here: http://afamily.vn/bo-tui-kinh-nghiem-choi-cung-tre-tai-nha-mua-dich-2021052019472651.chn