Luôn dạy con điều tốt đẹp, nhưng không phải cha mẹ nào cũng đang làm đúng cách
Ảnh minh họa
Cha mẹ có thể thường nghĩ rằng họ sẽ giúp con cái của họ phát triển và trưởng thành đôi khi thậm chí thông qua hình phạt. Tuy nhiên kết quả lâu dài của những biện pháp đó có thể sẽ khiến con bị trầm ᴄảm, lo lắng.
Nhưng nếu cha mẹ nhận ra những gì họ đang làm sai, họ vẫn có cơ hội để sửa và nuôi dạy một thế hệ mới của những đứa trẻ khôn ngoan và hạnh phúc.
Những phương pháp dạy con dưới đây được các chuyên gia khuyên là không nên áp dụng khi dạy con:
1. Ép buộc con cái phải làm theo ý của cha mẹ
Khi nghiên cứu về cách nuôi dạy con, các nhà khoa học thuộc Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ lưu ý rằng những bậc cha mẹ có xu hướng liên tục hướng dẫn con cái họ để chúng biết phải làm gì và làm như thế nào sẽ khiến trẻ bị thụ động và không thể tự kiểm soát cảm xúc của mình.
Từ đó, trẻ không thể phát triển một cách tự nhiên và không có khả năng sáng tạo mọi việc theo cách của riêng chúng. Việc nuôi dạy con cái như vậy sẽ chỉ gây ra vấn đề với sự thích nghi xã hội, kết bạn và phân tích hành vi của trẻ.
2. Tâng bốc quá mức
Con cái là cả thế giới của cha mẹ, tiếp thêm động lực và niềm vui mỗi ngày. Bạn muốn trẻ hiểu và nói cho chúng biết điều đó. Khi cha mẹ khen ngợi và nhấn mạnh tầm quan trọng của trẻ, chúng sẽ tự tin về bản thân hơn.
Tuy nhiên, nếu khen và tâng bốc con quá mức, trẻ sẽ trở nên kiêu ngạo, cho rằng bản thân quan trọng nhất. Vì thế, thay vì nói với con những lời có cánh, hãy dạy chúng cách biết yêu quý bản thân, tôn trọng người xung quanh và khiêm tốn, tốt bụng.
3. Tham gia quá ít hoặc quá nhiều vào cuộc sống của con
Tham gia quá nhiều vào cuộc sống của con và tạo ra những kỉ luật thép sẽ khiến khoảng cách thế hệ giữa cha mẹ và con cái ngày càng lớn. Tuy nhiên, nếu quá lơ là và dễ dãi với con, thì cha mẹ có thể không được con tôn trọng. Cả hai phương pháp trên đều khiến con trẻ ngày càng xa cách cha mẹ. Vì vậy, mỗi phụ huynh cần tìm ra cách cư xử phù hợp nhất đối với con.
4. Đánh đòn có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp
Phải thừa nhận rằng, rất nhiều cha mẹ sử dụng biện pháp này trong cách họ giáo dục con cái. Kết quả của một cuộc khảo sát năm 2012 cho thấy 94% cha mẹ thường xuyên đánh đòn con cái. Biện pháp "huyền thoại" này cần được xem xét lại một cách nghiêm túc.
Các chuyên gia nói rằng lạm dụng thể chất ở trẻ có thể dẫn đến nhiều kết quả tiêu cực khác nhau mà chúng ta ít mong đợi nhất như các hành động chống đối xã hội, rối loạn tâm lý và thậm chí là nghiện ma тúу và rượu. Ngoài ra, các nhà khoa học còn có đề cập đến nguy cơ mắc bệnh ᴜng thư, bệnh tim và sự phát triển của bệnh hen suyễn cao hơn ở những trẻ thường xuyên bị đánh đòn.
5. Lảng tránh những vấn đề nhạy cảm
Một số bậc phụ huynh có xu hướng bỏ qua việc thảo luận về chủ đề giáo dục giới tính cho con cái. Họ cho rằng mình không đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng để đề cập vấn đề khó nói như vậy. Nhiều người để mặc và hy vọng trẻ tự tìm hiểu vấn đề này từ trường và bạn bè.
Các nhà khoa học khẳng định đây là hành động thiếu trách nhiệm của phụ huynh. Cha mẹ nên định hướng, giải thích về quan hệ tình dục an toàn và giúp con em tránh khỏi các sự cố ngoài ý muốn.
6. Không nhất quán
Cha mẹ nên nhất quán tuân theo những quy tắc mà mình đặt ra, và đặc biệt đừng phá vỡ chúng trước mặt con trẻ. Sự không kỉ luật của người lớn sẽ là gương xấu cho trẻ con học tập.
Nếu có lỡ vi phạm quy tắc, các bậc phụ huynh cần đảm bảo mình sẽ chịu hậu quả với việc làm ấy. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lấy ví dụ để giải thích cho con hiểu tại sao con cần tuân theo kỉ luật của mình.
7. Dọa dẫm
Nhiều người lớn cố tỏ ra hung dữ để trẻ sợ, hoặc dọa ma, "ngáo ộp". Các nhà khoa học cho biết khi sợ hãi, trẻ không thể suy nghĩ về hành vi của mình. Chúng sẽ càng bị ám ảnh bởi những thứ người lớn đưa ra đe dọa, như cảnh sát, bác sĩ… Lâu dài, trẻ hình thành thói quen xử lý thông tin gây sợ hãi, khiến chúng càng sợ hơn trước. Tốt nhất, phụ huynh nên dùng phương pháp khác thay vì đe đọa.
8. Liên tục so sánh con cái với những đứa trẻ khác
Hình tượng "con nhà người ta" là một khuôn mẫu điển hình mà nhiều bạc phụ huynh luôn mang ra để so sánh với chính con nhà mình. Khi nói như vậy, cha mẹ nghĩ rằng mình đang giúp con cái trở nên tốt hơn, nhưng sự thật không phải vậy.
Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng so sánh một người với người khác sẽ làm giảm lòng tự trọng và giá trị bản thân ở một đứa trẻ. Nó cũng có thể tạo ra một khoảng cách giữa con và cha mẹ khi chúng liên tục cảm thấy không an toàn và mất niềm tin vào chính cha mẹ của mình. Những đứa trẻ cần tình yêu và sự hỗ trợ tuyệt đối của cha mẹ trong mọi tình huống, vì vậy tốt hơn hết là đừng thể hiện rằng chúng làm bạn thất vọng, mà hãy động viên để trẻ hoàn thành ᴄông việc tốt nhất có thể.
9. Tặng con những món quà đắt tiền
Để bù cho việc ít tương tác với con, nhiều cha mẹ thường chọn cách tặng con những món quà xa xỉ. Mặc dù phụ huynh nghĩ rằng đây là cách để mang con cái lại gần với cha mẹ, thực tế, điều này làm nảy sinh sự phụ thuộc của con vào những món quà đắt tiền và dần dần khiến con trở nên vòi vĩnh.
10. Kỳ vọng quá cao
Ai cũng muốn con mình trở thành thành công. Tuy nhiên, nhiều người lại kỳ vọng quá cao và đặt ra cho chúng những mục tiêu thiếu thực tế. Sự kỳ vọng là con dao hai lưỡi. Nó giúp trẻ phấn đấu nhiều hơn, nhưng cũng có thể khiến chúng áp lực, căng thẳng.
Ryan Hong, nhà khoa học của Đại học Quốc gia Singapore, giải thích: "Trẻ em trở nên sợ hãi khi phạm phải sai lầm, trong khi bố mẹ muốn chúng phải thực hiện mọi thứ thật hoàn hảo. Hãy dành thời gian và suy nghĩ xem liệu bạn có đang đốc thúc con cái nhiều hơn mức cần thiết hay không".
Article sourced from 24H.
Original source can be found here: https://www.24h.com.vn/ban-tre-cuoc-song/nhieu-cha-me-nghi-minh-dang-day-con-dung-cach-cho-den-khi-doc-bai-viet-nay-c64a1340729.html