Loài sinh vật học được cách bắt chước lâu đời nhất thế giới
Mẫu hóa thạch của 2 ấu trùng loài bọ cánh ren mới được phát hiện. Ảnh: Nanjing Institute of Geology and Palaeontology.
Trong một nghiên cứu được công bố hôm thứ Năm trên tạp chí Current Biology, các nhà cổ sinh vật học đã cáo một loài bọ cánh ren (lacewing) mới có thể bắt chước rêu tản, một hình thức bắt chước hiếm gặp trong cả hai hệ sinh thái hiện đại và hóa thạch. Từ trước đến này, ta chỉ bắt gặp các loại côn trùng như bọ que bắt chước cành cây, bướm đêm hay châu chấu biến mình thành lá cây.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, Viện Địa chất và Địa chất Nam Kinh thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã tìm thấy mẫu hóa thạch của hai ấu trùng thuộc loài bọ cánh ren này từ một khu rừng hổ phách ở Myanmar có niên đại khoảng 100 triệu năm tuổi.
Những ấu trùng này đã biến đổi hình dáng cơ thể sao cho giống hệt một loài rêu tản sống cùng thời kỳ. Phát hiện này đại diện cho kỷ lục đầu tiên về sự bắt chước của côn trùng thời cổ đại và đánh dấu một bước mới của côn trùng. Những ấu trùng này có các mảng lá rộng trên ngực và bụng của chúng. Đây là loài duy nhất mang đặc điểm này ở thời kỳ ấu trùng trong họ bọ cánh ren.
Hình minh họa cách ấu trùng loài bọ cánh ren này bắt chước rêu tản. Ảnh: Nanjing Institute of Geology and Palaeontology
Rêu tản hay còn gọi là Địa tiền là một phân loại thực vật trên cạn thuộc nhóm rêu không mạch. Loài này phát triển mạnh mẽ vào cuối kỷ trong các khu rừng nhiệt đới ẩm ướt. Ước tính ngày nay có khoảng 9.000 loài rêu tản, phân bố rộng khắp trên toàn thế giới.
Giống như các loài rêu tản còn tồn tại đến ngày nay, rêu tản thời cổ đại mọc trên lá và vỏ cây. Các nhà nghiên cứu cho rằng ấu trùng loài bọ cánh ren này sống trên những cây được bao phủ bởi rêu tản, do đó, chúng đã tiến hóa để bắt chước loài này nhằm tránh khỏi sự săn bắt của kẻ thù.
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2156120