Linh hồn là gì? Bào thai có linh hồn không?

06:00' 13-08-2021
Bào thai có linh hồn khi nào? Mối liên hệ linh hồn và bào thai là gì? Đây là vấn đề mà cho đến nay các nhà khoa học giỏi nhất và giới y khoa chưa có được những chứng cớ rõ ràng.


    Linh hồn đã nhập vào thể xác mới theo nhiều trường hợp: Có khi bào thai vừa thành hình trong bụng linh hồn đã nhập vào đầu thai. Nhưng đôi khi đứa bé vừa lọt lòng mẹ linh hồn mới nhập vào. Nguyên nhân đầu tiên là lúc bấy giờ bộ não và hệ thần kinh chưa được tạo lập nếu vào giai đoạn trứng thụ tinh thì trừng ấy chỉ tuân theo hiện tượng sinh lý học để tiếp tục đi vào giai đoạn chuyển hóa của phôi để rồi thành bào thai có dạng ban đầu của thai nhi chưa rõ rệt.

    Không hiểu người xưa đã quan tâm ra sao về luận cứ này hay chỉ là một sự trùng hợp khi họ cho rằng lúc người mẹ có thai thì nên có những tư tưởng hay hình ảnh đẹp đẽ tốt lành trong tâm trí để có được đứa bé xinh đẹp thông minh nhân hậu khi sinh ra. Phải chăng đây là chủ ý muốn dùng tư tưởng, cảm nghĩ tốt lành để lôi cuốn linh hồn tươi sáng nhập vào bào thai?

    Trường hợp khi thai nhi vừa lọt lòng mẹ thì linh hồn mới nhập vào thường rất hiếm và lý do có thể là đứa bé sinh thiếu tháng hay sinh non. Nhưng khi đứa bé qua đời vì một lẽ gì đó thì linh hồn chúng không chịu đi xa mà thường lẩn quẩn bên cạnh người mẹ để chờ điều kiện thuận lợi đầu thai lại khi người mẹ có thai lần nữa.

    1. Linh hồn là gì?

    Linh hồn là gì theo quan điểm Triết học

    Từ xa xưa, người cổ đại đã có thuyết nói về linh hồn, được gọi là thuyết “Vạn vật linh” nghĩa là vạn vật có linh hồn. Thuyết này coi mọi thứ trên trái đất từ con người đến con thú và ngay cả cỏ cây đất đá cũng đều có linh hồn.

    Vấn đề về linh hồn cũng đã được đề cập đến ngay trong lịch sử tư tưởng triết học của loài người, kể từ thế kỷ thứ VII trước Tây lịch với nhiều quan niệm và nhận thức khác nhau.

    Những triết gia đã đưa ra được một lý thuyết tương đối hoàn chỉnh về linh hồn. Linh hồn có thể hiện hữu một cách độc lập đối với thể xác và nó chỉ ở trong một trạng thái thuần khiết cho tới khi nào nó được giải thoát ra khỏi ngục tù cơ thể.

    Linh hồn là gì theo góc nhìn của Khoa học

    Dưới lăng kính khoa học, linh hồn là một nguyên lý phi vật chất được kết hợp cùng với thể xác và kiến tạo nên một thực thể con người hoặc sinh vật hữu cơ hoàn chỉnh.

    Linh hồn là phần sâu trong tâm thức mỗi người chúng ta. Người đời thường tự hỏi cái gì ở trong người mình mà nó vẫn hoạt động dù không phát ra âm thanh. Nó bảo mình đừng làm một việc ác và nó cũng bảo mình nên làm một việc thiện.

    Người đời hay gọi đó là tiếng nói của lương tâm, tuy không phát ra âm thanh nhưng khi nhẹ nhàng, khi mãnh liệt. Muốn nó ngưng lại không phải dễ. Các nhà yoga hay các vị tu hành cố công tìm cách định nghĩa điều đó bằng phương pháp thiền nhưng rất khó có kết quả.

    Nguyên lý phi vật chất này đã gián tiếp cho con người biết có linh hồn không có hình dạng và không thấy được qua mắt thường không nhìn thấy linh hồn bởi vì nó là vô hình.

    Linh hồn là gì theo quan điểm của Phật giáo

    Phật giáo không tin là có một linh hồn vĩnh hằng hay bất biến. Nếu tin có linh hồn như vậy, thì đó là thần ngã ngoại đạo không phải là người Phật tử chính tín.

    Phật giáo không công nhận những quan niệm về linh hồn như vậy, vì những quan niệm đó không thể đứng vững với thuyết duyên sinh, duyên diệt của đạo Phật.

    Trên quan điểm sinh diệt vô thường, Phật giáo xem tất cả mọi sự vật đều sinh diệt vô thường. Trong cả hai thế giới vật chất và tinh thần, đều sinh diệt vô thường. Dùng mắt thịt mà nhìn sự vật thì đôi khi nhìn thấy có sự vật không biến đổi nhưng nếu dùng dụng cụ khoa học tinh vi để nhìn, thì thấy không có sự vật nào là không biến đổi trong từng giây phút một.

    Phật giáo tuy bác bỏ thuyết linh hồn nhưng không phải là theo duy vật luận. Cái gọi là linh hồn thì Phật giáo gọi chúng bằng danh từ thức. Phật giáo Tiểu thừa chỉ nói sáu thức, và lấy thức thứ 6 làm chủ thể của sinh mạng.

    Tín ngưỡng dân gian còn cho rằng linh hồn người chết có thể nương gá vào đâu đó có thể hiện hình trên đời mà người ta thường gọi là ma. Lắm người tin rằng khi một người chết đi, linh hồn người ấy sẽ đến cõi âm, sinh sống ở đấy, chờ sự phán xét của Diêm vương, linh hồn ác có thể bị hành hạ cho đến khi được đầu thai ở dương thế.

    Phật giáo luận theo ngôn ngữ, tín ngưỡng của dân gian, vẫn nói đến linh hồn, vong linh, hương linh… để chỉ cái phần còn lại sau khi chết của một người. Nhưng dù gọi là gì đi nữa thì theo giáo lý duyên sinh, vô thường, vô ngã, Phật giáo không bao giờ chủ trương cái phần phi vật chất này, hay linh hồn, là thường hằng, bất diệt.

    Theo Phật giáo, linh hồn là tính biết, cái biết, sự nhận thức, tư duy…, gọi chung là Thức. Thức bao gồm một nội dung được xem là những dấu ấn, những hạt mầm (chủng tử – bija) được tạo nên bởi những hành tác của một người trong đời sống hiện tại và những đời sống trước kia, còn được gọi là nghiệp hay nghiệp thức.

     

    Sau thời Đức Phật, các luận gia suy diễn rằng có một cái thức gọi là A lại da hàm chứa mọi nội dung của thức. Nội dung này luôn luôn biến đổi theo hoàn cảnh sống và theo hành động của chúng sanh mang nó. Chính đây là năng lượng, là sức mạnh gọi là nghiệp lực mà khi một người chết đi, nó đẩy A lại da hay Thức nương gá vào một thân thể mới vừa tượng hình có hoàn cảnh phù hợp với nó. Đó là ý nghĩa của “linh hồn đi đầu thai” mà Phật giáo gọi là Thức đi đầu thai.

    Trong kinh Đại Duyên (Mahanidanasutta) của Trường Bộ (Dighanikaya), Đức Phật cật vấn Tôn giả A-nan: “Này A-nan, nếu thức không đi vào trong bụng bà mẹ thì danh sắc có thể hình thành trong bụng bà mẹ không?” Tôn giả A-nan đáp: “Bạch Thế Tôn, không”. Rõ ràng Đức Phật đã dạy rằng chính cái Thức đi đầu thai.

    Về sau, nhiều luận gia gọi cái Thức đi đầu thai này là Càn thát bà (Gadharva) hay Thân Trung hữu (Antarabhavakaya), Trung ấm mà giới Phật học vẫn còn chưa thống nhất quan điểm về tính chất, sự hiện hữu và thời gian hiện hữu của nó trước khi nhập thai.

    Nói tóm lại, Phật giáo gọi linh hồn là Thức hay Nghiệp thức do vô minh từ vô thỉ mà có. Nó là vọng thức, luôn luôn vận hành, biến đổi theo hoàn cảnh và hành tác của một người, và là động lực khiến chúng sanh trôi lăn trong sinh tử luân hồi. Do tu tập, Thức sẽ biến thành Trí tuệ tuyệt đối, thành Giải thoát tối hậu, chấm dứt sinh tử, chứng đạt Niết bàn.

    Bào thai có linh hồn khi nào? Mối liện hệ giữa linh hồn và bào thai

    2. Bào thai có linh hồn khi nào?

    Thần thức là một trong ba thành tố căn bản hình thành nên bào thai, mầm sống trong giai đoạn nguyên thủy và sơ khai nhất. Sự thống nhất xác hồn thâm sâu đến độ chúng ta phải coi linh hồn như là mô thể của thân xác. Nghĩa là, nhờ linh hồn thiêng liêng mà thân xác được cấu tạo từ vật chất, thành một thân xác của con người sống động. Trong con người, tinh thần và vật chất không phải là hai bản tính nhưng sự kết hợp của chúng tạo thành một bản tính duy nhất. Vì thế khi nào cha mẹ có giao hợp thì người mẹ mới có thể thụ thai và bào thai mới thành hình.

    3. Sự hình thành của linh hồn sau khi ra đời

    Một đứa bé khi mới sinh ra thì thân thể rất nhạy cảm với các rung động vô hình chung quanh. Do đó nhiều đứa bé dưới khoảng 06 tuổi thường trông thấy ma quỷ hay các linh hồn xung quanh nó, những đứa bé này chẳng những trông thấy bằng mắt thường mà linh hồn của nó còn có thể giao tiếp với các linh hồn này nữa. Lúc này thì linh hồn và thể xác của đứa bé chỉ mới vừa kết hợp một cách lỏng lẻo nên linh hồn đứa bé thường bị phân ly, mất hồn hay giật mình vì những tiếng động lớn. Khi có ma quỷ xung quanh nhà đứa bé thường cảm nhận được nên hay khóc.

    Tuy nhiên, dưới sự thể hiện của tâm linh thì linh hồn sẽ cộng hưởng tương ứng với thể xác có băng tần tương ứng. Thường khi đứa trẻ trong bụng gần chào đời, hoặc đã chào đời thì khi đó linh hồn sẽ cộng hưởng để trở thành một con người toàn vẹn có sự sống và càng ngày càng gắn bó với thể xác qua những thông tin mà nó lưu trữ được.

    4. Quan hệ giữa linh hồn và bào thai

    Khoảng 3-4 ngày sau khi thụ tinh phôi dâu rời khỏi ống dẫn trứng đi vào tử cung. Khoảng 6 ngày sau khi thụ tinh thì các cụm tế bào tạo thành khoang rỗng gọi là túi phôi. Phôi nang tiếp tục cấy vào niêm mạc tử cung có thể khiến mẹ bị chảy máu nhẹ ở âm đạo. Đến thời điểm này người phụ nữ được cho là đã mang thai 3 tuần. Nhóm bên trong của tế bào giờ được gọi là phôi và các tế bào bên ngoài liên kết với các nguồn cung cấp máu của mẹ để tạo thành nhau thai.

    Bộ não của bé đang phát triển ở một khu vực riêng với sự thể hiện của vật chất thì khi bào thai trong bụng mẹ được hình thành sẽ có một linh hồn được đầu thai vào trong quá trình thụ thai. Trong 06 tuần đầu, não đang trong quá trình hoàn thiện cho nên linh hồn chưa có chỗ trú ngụ. Vì vậy mà linh hồn thường ra vào trong bụng mẹ. Lúc này có thể xảy ra một số hiện tượng sau:

    Nếu người mẹ không giữ gìn thì dễ có hiện tượng bị sảy thai vì nhau thai đang hình thành chưa đủ sức giữ bào thai. Người mẹ phải bồi dưỡng đủ chất bổ để cung cấp cho phôi thai phát triển nhanh. Khi linh hồn ra ngoài có thể sẽ có một linh hồn khác mạnh hơn chui vào bào thai thay thế linh hồn kia sẽ tạo thành con ranh. Vì vậy mà người phụ nữ có thai ngày xưa có đeo bùa chống con ranh.

    Trong 03 tháng đầu linh hồn trong bào thai lúc có lúc không. Ðối với tất cả các loại động vật sau khi chết đi thì linh hồn của nó đều tồn tại tức là những sinh vật có sự hoạt động của điện ly tử bên trong thân thể. Nếu linh hồn của loài vật mà chui vào bào thai thì sẽ làm bào thai biến đổi hình thể dẫn đến bào thai dị dạng hay gọi là quái thai.

    Linh hồn con người được chứa bên trong các cấu trúc được gọi là những ống siêu nhỏ của tế bào não. Theo lý thuyết này thì khi chúng ta chết đi các lượng tử linh hồn này sẽ được phân phối trở lại vũ trụ.

    5. Quan hệ giữa xác và hồn

    Linh hồn là một phức hợp của một loại trường sinh thái kết hợp với trường thông tin. Linh hồn và thể xác có một sự liên quan mật thiết với nhau khi con người còn sống. Thân xác được xem như là một dụng cụ hay phương tiện dùng cho linh hồn sử dụng để học hỏi những bài học tại thế giới vật chất của chúng ta. Ngược lại thể xác cũng cần phải có linh hồn tồn tại để trở thành một thể xác hoàn hảo và những sự tồn tại của các khí quan là để giúp cho thân thể được bảo tồn và được khỏe mạnh. Nhờ thế mà linh hồn hoạt động được thể hiện qua thể xác này.

    Bào thai sau 03 tháng thì đại não của bào thai dần dần lớn lên và lượng lưu thông máu của người mẹ và bào thai cũng tăng lên. Từ đó linh hồn của đứa bé dần dần được hình thành. Nói một cách chính xác là linh hồn bắt đầu trú ngụ trong não không có sự ra vào nữa nên bào thai sẽ ổn định không bị sảy thai nữa.

    Khi bào thai được 8 – 9 tuần thì tim thai đập mạnh và có thể nghe được qua thiết bị siêu âm. Những phần trồi lên sẽ là chân, tay của bé sau này. Em bé giờ đã chính thức được gọi là bào thai. Khuôn mặt đang dần hình thành đôi mắt đã rõ ràng hơn và tay chân cũng đã có ngón. Các cơ quan nội tạng đều đang phát triển rất nhanh chóng. Chỉ 12 tuần sau khi thụ thai thì thai nhi đã được hình thành đầy đủ. Đến nay gần như các cơ quan và cấu trúc chính trong cơ thể bé đã hình thành và tiếp tục phát triển cho đến khi chào đời.

    Từ 12 đến 20 tuần em bé cũng bắt đầu di chuyển nhưng mẹ chưa thể cảm nhận được. Bé đang phát triển với tốc độ vô cùng nhanh chóng và bụng bầu của mẹ cũng lớn lên rất nhanh. Khuôn mặt bé đã giống con người hơn và tóc, lông mày, lông mi cũng bắt đầu phát triển. Cuối tuần 20 thì mắt bé có thể mở ra, đóng vào. Những linh hồn đã tái kiếp thường có sự hiểu biết tự nhiên rất nhiều có thể rất nhạy cảm và thậm chí là thông thái.

    6. Sự trưởng thành của linh hồn

    Khi thân thể đứa bé dần dần trưởng thành thì linh hồn và thể xác được kết hợp lại một cách chặt chẽ. Tất cả ký ức của con người là do linh hồn cất giữ, mà não bộ của con người chỉ đóng vai trò môi giới và nó bắt đầu có sự tác dụng tương tự như một từ trường của phần cứng của máy vi tính và những dữ liệu của thông tin vậy, nhưng chúng hoàn toàn không giống nhau vì linh hồn không phải hoàn toàn dựa vào đại não để tồn tại mà nó có một phương thức tồn tại độc lập riêng biệt của nó như hình thức của một trường sinh thái ký ức riêng.

    Trường sinh thái này vừa giống như một đài điều khiển phát sóng vô hình độc lập từ xa để điều khiển người máy Robot tân tiến là thể xác của con người. Nó lại vừa giống như một đài phát sóng truyền hình tivi vô hình độc lập. Do vậy, nếu thể xác chỉ nghĩ và làm những điều tốt đẹp thì linh hồn sẽ lưu giữ được những thông tin đẹp, điều đó có nghĩa là linh hồn thông qua thể xác để học hỏi, hiểu biết và để được tiến hóa. Nếu thể xác biết tu chắc chắn sẽ giúp linh hồn học hỏi nhanh và ngược lại. Do đó nếu đại não không có sự cấu tạo tương ứng thích hợp để tiếp thu và lưu giữ những tín hiệu và thông tin của linh hồn thì người đó sẽ trở nên đần độn, ngu si.

    Nếu ký ức được cho như một tấm màn che phủ lên đại não như một số nhà khoa học đã nhận định thì tại sao tấm màn ký ức của những người đần độn, không thông minh như người bình thường? Có nhà khoa học thí nghiệm và cho rằng năng lượng của cơ thể sản sinh ra do con người mỗi ngày ăn uống năng lượng này rất lớn nó vượt xa mức tiêu thụ do thân nhiệt của con người sử dụng. Vậy thì số năng lượng thặng dư đó nó thất thoát đi đâu? Câu trả lời là số năng lượng đó đã được đại não tiêu thụ để dùng vào việc phát sóng sinh điện từ ra ngoài tức đại não dùng số năng lượng đó để tư duy và duy trì sinh hoạt của cơ thể trong sinh hoạt hằng ngày.

     

    Lúc linh hồn con người khoác lấy thể xác và tái sinh. Con đường nhập thế có giai đoạn chuẩn bị ở những cõi tâm linh trước khi việc diễn ra ở cõi trần. Vì vậy nếu như chúng ta quan sát thì sẽ thấy cõi trần gồm thể sinh lực và thể xác. Con người không đứng riêng rẽ mà là một phần trong vạn vật trên địa cầu và điều chỉ áp dụng cho những loài thấp hơn người thì cũng áp dụng cho người. Tuy nhiên có một điểm khác biệt lớn lao là khi tái sinh là mỗi chúng ta đều mang theo cá tính và sự độc đáo của mình. Mỗi con người tái sinh để làm cho cá tính tiềm ẩn được thành và biểu hiện rõ. Mỗi người vì vậy có tính chất là của riêng họ và tính chất ấy phát triển theo cách của nó nhất quán ngay từ thuở ban đầu. Đây là điểm chính yếu và là căn bản trong việc thai nhi thành hình và nói rộng ra là kiếp người.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Tiệm rượu?
Steve's Liquor Vùng: Springvale Sth. Phone: 9708 2535
Xem thêm

Tiệm rượu với đầy đủ các lựa chọn về rượu, bia nhiều nhất tại vùng Springvale


Article sourced from TUVINGAYNAY.

Original source can be found here: https://tuvingaynay.com/bao-thai-co-linh-hon-khi-nao-moi-lien-he-giua-linh-hon-va-bao-thai.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ