Liên minh AUKUS: Cơ chế an ninh mới giữa Úc - Anh - Mỹ

18:23' 16-09-2021
Một cơ chế an ninh mới đã xuất hiện trên thế giới khi Australia, Anh và Mỹ thông báo về việc thiết lập quan hệ đối tác an ninh 3 bên, hay còn gọi là liên minh AUKUS.


    Trong một động thái đầy bất ngờ, vào sáng 16/9, Thủ tướng Australia - Scott Morrison, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có bài phát biểu chung, trực tiếp thông báo về việc ba nước thiết lập quan hệ đối tác an ninh 3 bên có tên là Liên minh AUKUS nhằm cùng nhau nâng cao năng lực an ninh và quốc phòng.

    Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết: “Hôm nay chúng ta đã tạo ra một dấu mốc lịch sử mới trong việc thúc đẩy hợp tác giữa ba nước bởi vì chúng ta đều nhận thấy nhu cầu cấp bách trong việc đảm bảo an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong dài hạn.

    Chúng ta cần quan tâm cả môi trường chiến lược khu vực vào thời điểm hiện tại và cách mà chúng sẽ tiến tiến triển bởi tương lai của chúng ta và thế giới phụ thuộc vào khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, tồn tại và phát triển trong những thập kỷ tới”.

    Thủ tướng Australia - Scott Morrison (giữa) cùng với Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Thủ tướng Anh Boris Johnson công bố thành lập Liên minh AUKUS (Nguồn Gary Ramage).

    Thủ tướng Australia - Scott Morrison (giữa) cùng với Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Thủ tướng Anh Boris Johnson công bố thành lập Liên minh AUKUS (Nguồn Gary Ramage).

    Thủ tướng Australia - Scott Morrison khẳng định: “Thế giới của chúng ta đang trở nên phức tạp hơn, đặc biệt là ở đây, trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của chúng ta. Điều này ảnh hưởng tới tất cả chúng ta. Tương lai của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ ảnh hưởng tới tất cả chúng ta.

    Vì thế để đối mặt với những thách thức này và nhằm đảm bảo duy trì an ninh và sự ổn định, giờ đây chúng ta cần phải nâng cấp quan hệ đối tác của mình lên một tầm cao mới. Một mối quan hệ đối gắn kết và không loại trừ, đóng góp, không chiếm đoạt, cho phép và trao quyền, không kiểm soát hoặc ép buộc”.

    Tuyên bố chung được 3 nhà lãnh đạo đưa ra cho biết, liên minh AUKUS sẽ đẩy mạnh việc chia sẻ thông tin và công nghệ với nhau, thúc đẩy sự kết nối chặt chẽ hơn giữa các cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ, công nghiệp và chuỗi cung ứng liên quan đến an ninh và quốc phòng. Tuyên bố chung cũng nhấn mạnh liên minh này sẽ hợp tác sâu rộng hơn rất nhiều trong một loạt các vấn đề liên quan đến an ninh và quốc phòng.

    Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết, dự án chung đầu tiên của liên minh AUKUS là chế tạo tàu ngầm hạt nhân tại Australia, đưa Australia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng lại có năng lực hạt nhân trên biển: “Chúng ta đang mở ra một chương mới trong tình bạn của chúng ta và nhiệm vụ đầu tiên của mối quan hệ đối tác này là giúp Australia có một hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Tất nhiên là năng lượng hạt nhân cung cấp cho các tàu ngầm này là từ lò phản ứng hạt nhân chứ không phải là trang bị vũ khí hạt nhân. Và sự hợp tác của chúng a sẽ hoàn toàn phù hợp với nghĩa vụ không phổ biến vũ khí hạt nhân.

    Liên minh AUKUS là một cơ chế an ninh mới của thế giới. Cơ chế này không chỉ tạo nền tảng cho các dự án hợp tác an ninh, quốc phòng sâu rộng giữa 3 nước trong thời gian tới, trong đó bao gồm cả những lĩnh vực nhạy cảm như chế tạo tàu ngầm hạt nhân mà còn là sự thể hiện mức độ cam kết mới, tin cậy và gắn bó chặt chẽ hơn giữa ba nước.

    Việc Australia, Anh và Mỹ cùng liên kết trong một cơ chế an ninh mới thể hiện mối quan tâm chung, sự đồng lòng của 3 quốc gia trong nỗ lực ứng phó với những thách thức của thế kỷ 21 để duy trì khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hòa bình và ổn định”./.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Article sourced from VOV.


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ