Lên rừng tìm thứ hảo hạng treo lủng lẳng cành cây đem về làm nhân bánh đặc sản, nhà giàu nhìn thấy cũng thòm thèm

21:30' 08-02-2022
Cứ độ tháng 2, tháng 3 âm lịch, cây cối đương mùa đơm hoa, kết quả cũng là lúc những tổ kiến trên cây bắt đầu chắc trứng; đó cũng là lúc đồng bào Mường (Phú Thọ) vào rừng tìm trứng kiến đem về làm bánh.


    Bánh trứng kiến là món ăn dân dã được chế biến tương đối cầu kỳ với vị thơm ngon riêng, trở thành một trong những nét văn hóa ẩm thực độc đáo của đồng bào dân tộc Mường vùng Đất Tổ.

    Người Mường thường kể cho nhau nghe, cho khách đến nhà câu chuyện về món bánh trứng kiến có từ xa xưa.
    Chuyện kể rằng, xưa ở một bản Mường nọ có một gia đình kén rể cho con gái.Cha cô gái ra điều kiện nếu chàng rể nào mang đến lễ một thứ bánh ngon, lạ và vừa ý với ông thì sẽ được lấy con gái ông về làm vợ. 

    Các chàng trai con nhà quyền quý trong bản và các bản khác thi nhau chế biến các món bánh ngon để đi hỏi vợ. 

    Duy chỉ có một chàng trai nhà nghèo, không có điều kiện để làm những thứ bánh trên, anh bèn cầm dao lên rừng tìm kiếm xem có loại củ quả nào có thể làm bánh được. 

    Đi lên rừng sâu, anh nhìn thấy một tổ kiến to bám trên thân cây. Anh nghĩ, nếu nhộng ong, nhộng tằm ăn được thì nhộng kiến cũng ăn được. 

    Anh trèo lên chặt tổ kiến xuống, bổ tổ kiến ra lấy những nhộng non trắng tinh đó rang thơm lên để làm nhân bánh nếp. Không ngờ khi mang bánh đến hỏi vợ, ông bố cô gái bỏ qua tất cả các thứ bánh những người con trai khác mang đến mà khen tấm tắc món bánh trứng kiến của chàng trai nghèo và đồng ý gả con gái cho anh. 

    Từ đó đến nay, bánh trứng kiến trở thành một trong những món ăn quen thuộc, không thể vắng mặt trong những dịp lễ quan trọng của đồng bào dân tộc Mường. 

    Bánh trứng kiến được hấp cách thủy để đảm bảo giữ được mùi thơm, vị béo ngậy của trứng kiến.

    Để làm ra những chiếc bánh, đòi hỏi rất nhiều công phu, nhất là nhân bánh.Bà con phải lên nương, lên núi để lấy trứng kiến; nhưng không phải loại kiến nào cũng có thể lấy trứng để ăn được. 

    Bà Hoàng Thị Hương Giang, người dân tộc Mường, khu 5b, xã Tân Phú, huyện Tân Sơn (Phú Thọ) cho hay: Thời điểm “lý tưởng” nhất để lên rừng lấy trứng kiến là vào khoảng giữa tháng 2 đến tháng 3 âm lịch. 

    Khi ấy trứng của loài kiến còn non, giống như thể con nhộng, vừa độ thơm ngon. Chỉ lấy trứng của loại kiến đen có thân nhỏ, đuôi nhọn. Loại kiến để lấy trứng là kiến lành, làm tổ ở trên cây như cây xoan, cây quế, cây găng... 

    Tùy vào kích thước của từng tổ mà số lượng trứng kiến nhiều hay ít, có tổ lấy được một bát, nhưng có tổ lớn lấy được ba, bốn bát. 

    Trứng kiến lớn bằng hạt gạo, có màu trắng sữa, được mang về để chế biến thành nhân bánh. Một chiếc bánh ngon phải có nhân là trứng kiến nguyên chất, chỉ cần phi hành mỡ và muối không trộn thêm các nguyên liệu khác. 

    Bột bánh làm từ gạo nếp ngon, xay nhuyễn, nhào dẻo, dát mỏng, nhồi nhân, rồi nặn thành hình vuông, bọc vào 2 lớp lá ngõa, đem hấp chín. 

    Khi ăn bánh nhân trứng kiến, người ta ăn cả lớp lá ngõa non bên trong kèm với bánh. Bánh trứng kiến có vị rất lạ, dẻo mềm, thơm của gạo nếp nương hòa với vị thanh mát, của lá ngõa, vị béo ngậy đậm đà của trứng kiến, tạo nên hương vị riêng biệt. 

    Hiện tại thứ bánh trứng kiến hấp dẫn này không chỉ là món ăn truyền thống của đồng bào Mường mà còn là thức quà “đi đây, đi đó” theo chân, đến tay những vị khách ham mê thưởng thức món ăn độc đáo trên khắp mọi miền của Tổ quốc.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Bedshed Highpoint Vùng: Maribyrnong. Phone: 9317 3122
Xem thêm

chuyên về các dịch vụ có liên quan đến Trang trí nội thất tại các vùng trong Melbourne.


Article sourced from XALUAN.

Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=3389599


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ