Làm sao để vượt qua "bóng ma" cà thẻ không suy nghĩ?

03:00' 20-11-2021
Dân tình luôn đồn đại rằng bất cứ ai có thẻ tín dụng cũng vướng vào vòng xoáy tiêu xài lãng phí, ôm nợ ngập đầu.


    Ở thời điểm hiện tại, thẻ tín dụng đang ngày càng phổ biến và là hình thức thanh toán được nhiều người, đặc biệt là những người trẻ ưa chuộng sử dụng. Cứ hỏi 10 người trẻ, kiểu gì cũng có 7-8 người đang "lận lưng" một tấm thẻ tín dụng với hạn mức từ chục triệu cho tới vài chục, thậm chí cả trăm triệu trở lên.

    Song, thẻ tín dụng không chỉ đem lại cho dân tình sự tiện lợi "mua trước trả sau", luôn có nguồn tiền "để dành" cho khi khẩn cấp mà nó còn có "ma lực" đặc biệt. Nó có thể điều khiển được người dùng phải liên tục chi tiền, dần biến họ thành "nô lệ" của việc quẹt thẻ tín dụng, trói buộc họ với những khoản nợ trả mãi không hết. Bằng chứng là theo thống kê của World Bank, số dư nợ thẻ tín dụng quá hạn thanh toán tại các ngân hàng còn cao hơn hẳn so với nợ vay mua ô tô và vay thế chấp mua nhà.

    Thế lực điều khiển bạn cà thẻ tín dụng mất kiểm soát khi mua sắm, dư nợ mỗi tháng còn cao hơn cả tiền vay mua nhà: Biết sớm thoát ra còn kịp! - Ảnh 1.

    Tâm lý "xài tiền thả ga" không thèm cân nhắc khi dùng thẻ tín dụng

    Theo một nghiên cứu trên tạp chí Marketing Letters 2001, dân tình có xu hướng chi tiêu nhiều hơn khi thanh toán bằng thẻ tín dụng. Thậm chí, nếu thanh toán bằng thẻ tín dụng, một số người còn sẵn sàng trả gấp đôi so với giá chung để sắm sanh một thứ mình yêu thích và mơ ước từ lâu.

    Tâm lý này được tạp chí Psychology Today gọi là "khớp nối", sự kết hợp giữa tiêu xài và trả sau như một liều thuốc xoa dịu mọi nỗi đau khi tiêu tiền, khiến dân tình "năng nổ" xài càng nhiều càng tốt.

    Thế lực điều khiển bạn cà thẻ tín dụng mất kiểm soát khi mua sắm, dư nợ mỗi tháng còn cao hơn cả tiền vay mua nhà: Biết sớm thoát ra còn kịp! - Ảnh 2.

    Nói rõ hơn là khi chúng ta mua một thứ gì đó bằng tiền mặt hoặc tiền trong thẻ ngân hàng, chúng ta biết rõ giá trị của nó là bao nhiêu và sẽ xót của nếu giá trị món đồ quá lớn. Ngược lại, đa phần mọi người đều xem tiền trong thẻ tín dụng là "trên trời rơi xuống", không có cảm giác tiền "thật" cho lắm. Vệc không phải mất tiền của mình ngay lập tức khiến giá trị món đồ trở nên mơ hồ, không cảm thấy xót của hơn hẳn.

    Cũng chính vì không xót của và không ý thức được số tiền mình bỏ ra, họ thoải mái chi tiêu, quẹt thẻ. Dần dà, sự "vung tay quá trán" này đẩy họ đến với một món nợ thẻ tín dụng khổng lồ, chỉ có thể trả nổi dư nợ tối thiểu hằng tháng và mắc kẹt trong vòng xoáy trả nợ - vay mượn không lối thoát. Chính họ đã thành "nô lệ" của thẻ tín dụng hồi nào không hay như thế đó.

    Thế lực điều khiển bạn cà thẻ tín dụng mất kiểm soát khi mua sắm, dư nợ mỗi tháng còn cao hơn cả tiền vay mua nhà: Biết sớm thoát ra còn kịp! - Ảnh 3.

    Làm sao để vượt qua "bóng ma" tâm lý tiêu tiền thả ga, không lo ngày mai của thẻ tín dụng?

    Thật ra, thẻ tín dụng không xấu nếu bạn biết cách sử dụng nó sao cho đúng đắn và phù hợp với thu nhập của mình. Để làm được điều đó, thay vì chỉ nhìn thấy thiệt hại bằng sao kê cuối tháng rồi khóc ròng, bạn bắt buộc phải ghi chép lại những giao dịch bằng thẻ tín dụng mỗi ngày. Khi phải đối mặt với số tiền mình đã chi và sắp phải hoàn trả, nỗi đau xót của sẽ quay lại, giúp bạn cân nhắc kỹ lưỡng hơn về tình trạng sắm sanh của mình. Ngoài ra, việc theo dõi các giao dịch bằng thẻ tín dụng cũng sẽ giúp đảm bảo bạn có đủ tiền mặt để thanh toán toàn bộ số dư hàng tháng.

    Thế lực điều khiển bạn cà thẻ tín dụng mất kiểm soát khi mua sắm, dư nợ mỗi tháng còn cao hơn cả tiền vay mua nhà: Biết sớm thoát ra còn kịp! - Ảnh 4.

    Còn nếu bạn đã trót quẹt thẻ tín dụng quá nhiều, đang là "nô lệ" đúng nghĩa: cày cuốc sấp mặt ở công ty chỉ để trả nợ thẻ mỗi tháng, hãy ngừng dùng thẻ tín dụng ngay đi. Nếu vẫn còn lăn tăn chuyện lỡ cần gấp, bạn có thể không hủy thẻ mà chỉ cần cản trở việc có thể sử dụng nó bất cứ lúc nào lại.

    Theo lời khuyên của Low Cards, cách đơn giản nhất là bạn có thể "đóng băng" nó theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Khi tấm thẻ nằm trong một khối đá lạnh, lấy ra mất thời gian sẽ khiến bạn "down mood" mua sắm, có thời gian suy nghĩ và tránh được việc mua sắm bốc đồng. Quan trọng nhất, hãy tập xài tiền của chính mình ngay từ bây giờ, đối diện với cảm giác xót của khi chi tiêu, có như thế bạn mới biết quản lý, siết chặt tiền nong và không nợ nần chồng chất được.

    Thế lực điều khiển bạn cà thẻ tín dụng mất kiểm soát khi mua sắm, dư nợ mỗi tháng còn cao hơn cả tiền vay mua nhà: Biết sớm thoát ra còn kịp! - Ảnh 5.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Bronwyn Halfpenny MP Vùng: Thomastown. Phone: 9401 2711
Xem thêm

Article sourced from KENH14.

Original source can be found here: http://kenh14.vn/chi-tieu-sai-lam-khien-du-no-the-tin-dung-qua-han-cao-hon-no-vay-mua-o-to-va-mua-nha-day-la-cach-thoat-ra-20211119080456295.chn


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ