Kính ánh sáng xanh có thực sự giúp bảo vệ được mắt?

05:00' 18-04-2024
Khi nói đến món đồ bất ly thân của mỗi người, có lẽ hầu hết đều lập tức nghĩ tới điện thoại di động. Chúng ta nhìn thấy nó đầu tiên khi thức dậy vào buổi sáng, làm việc và thư giãn cũng trên điện thoại, thậm chí thứ cuối cùng chúng ta nhìn thấy trước khi đi ngủ cũng là nó.

Con người ngày nay cảm thấy hoảng sợ khi ra ngoài mà không có điện thoại di động hơn là không có tiền. Điện thoại mang lại thật nhiều tiện ích nhưng cũng đi kèm với cái nỗi lo. Chẳng hạn nhiều người đến bây giờ vẫn còn phân vân về việc có nên để điện thoại cạnh gối hoặc trên giường khi đi ngủ hay không, bởi có thông tin cho rằng bức xạ điện thoại sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe.

Vậy nếu bức xạ thực sự có thể tác động đến cơ thể thì chúng ta nên để điện thoại cách bao xa là an toàn?

Bức xạ từ điện thoại di động có nguy hiểm không? Nên để điện thoại cách bao xa?

Nhiều người có lẽ từng ít nhất một lần thấy được thông tin bức xạ điện thoại có thể gây ung thư hoặc các vấn đề sức khỏe. Để xác định xem điện thoại có bức xạ không và gây nguy hiểm ra sao, mọi người nên hiểu có 2 kiểu bức xạ đó là bức xạ ion hóa và không ion hóa. Hai loại này có sự khác biệt. 

- Bức xạ ion hóa: Nó có thể trực tiếp làm hỏng DNA và gây ung thư và nó thường thấy trong tia X được dùng trong phòng chụp X-quang. Do đó, các bệnh viện thường không cho phép chụp X-quang thường xuyên;

- Bức xạ không ion hóa: Chưa đủ khả năng gây đột biến gen nhưng có thể gây ung thư. Tuy nhiên, hiện tại chưa có bằng chứng đầy đủ và hiệu quả để chứng minh điều đó.

Chưa có bằng chứng rõ ràng chứng thực nguy cơ gây ung thư từ bức xạ điện thoại. (Ảnh minh họa)

Điện thoại di động không phát ra bức xạ ion hóa, chúng là bức xạ không ion hóa. Ngoài ra, năm 2011, Tổ chức Y tế Thế giới đã phân loại bức xạ điện từ từ điện thoại di động là "chất gây ung thư loại 2B". Chất gây ung thư loại 2B có nghĩa là có thể có mối liên hệ nhân quả nhưng chưa đủ bằng chứng. 

Vậy nếu điện thoại không phát ra loại bức xạ nguy hiểm thì có thể đặt bên gối hay không? Câu trả lời là tốt nhất mọi người không nên làm điều đó. Bởi nhiều người có thói quen sử dụng điện thoại trước khi ngủ và rất dễ bị đắm chìm vào mà khó dứt ra được, kết quả dẫn tới thức khuya. Và thức khuya thường xuyên chắc chắn sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.

Nên để điện thoại cách bao xa?

Dù chưa có bằng chứng rõ ràng chứng minh điện thoại gây ung thư hay ảnh hưởng não bộ khi để gần cơ thể nhưng nếu bạn vẫn cảm thấy lo lắng, hãy để điện thoại cách khỏi khu vực đầu khoảng 1,5 mét. 

Nếu chiều cao của bạn vượt quá con số này thì rất đơn giản, bạn chỉ cần để điện thoại ở phía cuối chân sau khi sử dụng là đủ. 

Ngoài vấn đề bức xạ điện thoại thì ánh sáng xanh từ màn hình cũng là điều được nhiều người lưu tâm. Bởi vì ánh sáng xanh có khả năng xuyên thấu mạnh và có thể dễ dàng xuyên qua môi trường khúc xạ của mắt đến thấu kính và võng mạc. Nó được phát ra không chỉ bởi điện thoại di động mà còn bởi ánh sáng mặt trời, đèn huỳnh quang, tivi và máy tính. Vì vậy, nhiều người sử dụng các miếng dán cường lực chống ánh sáng xanh vừa để tránh điện thoại bị vỡ hỏng do va đập, đồng thời bảo vệ mắt.

Tuy nhiên những sản phẩm này có thực sự đạt được hiệu quả đó?

Miếng dán màn hình chống ánh sáng xanh cho điện thoại có hữu ích không?

Miếng dán màn hình điện thoại chống ánh sáng xanh có thể không có tác dụng. (Ảnh minh họa)

Ngoài việc sử dụng những miếng dán cường lực để bảo vệ màn hình, không ít người còn sử dụng loại miếng dán được quảng cáo có thể chống ánh sáng xanh, bảo vệ võng mạc, thư giãn mắt, giúp mắt không bị mỏi sau khi dùng điện thoại. 

Lu Jinhua, bác sĩ đo thị lực tại Trung tâm nhãn khoa Trung Sơn thuộc Đại học Tôn Trung Sơn,Trung Quốc cho biết đây có thể là một mánh lới quảng cáo của người bán hàng. Hiện chưa có quy định tiêu chuẩn nào về các sản phẩm này. Nếu nó thực sự hiệu quả, cần có kết luận rõ ràng từ các thí nghiệm khoa học do các tổ chức có thẩm quyền thực hiện.

Nếu muốn chống ánh sáng xanh, bảo vệ mắt và giảm mỏi mắt thì tốt hơn hết bạn nên ít sử dụng điện thoại hơn.

Kính chống ánh sáng xanh thì sao?

Ngoài miếng dán màn hình điện thoại được quảng cáo có khả năng chống ánh sáng xanh, còn có kính chống ánh sáng xanh được các cửa hàng mắt kính khuyên dùng, sản phẩm này liệu có hiệu quả hơn?

Kính chống ánh sáng có thể lọc được ánh sáng xanh và bảo vệ mắt. (Ảnh minh họa)

Giáo sư Zhang Liang, Giám đốc Khoa Nhãn khoa Bệnh viện Nhân dân tỉnh Quảng Đông cho biết kính chống ánh sáng xanh thực sự có thể lọc ra một số ánh sáng xanh và có tác dụng nhất định. Đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc các bệnh về đáy mắt như bệnh võng mạc và phù nề đáy mắt, cũng như những người thường xuyên sử dụng màn hình điện tử trong thời gian dài. Chọn loại kính chống ánh sáng xanh chất lượng có thể bảo vệ đôi mắt của họ.

Tuy nhiên, tròng kính của kính chống ánh sáng xanh chủ yếu có màu vàng nhạt hoặc xanh nhạt, màu sắc mà mắt người nhìn thấy sẽ bị sai lệch sau khi đeo. Vì vậy, nó không phù hợp với những người làm công việc liên quan đến màu sắc.

Làm sao để mua được kính chống ánh sáng xanh chất lượng?

1. Đến các cơ sở chính quy và chuyên nghiệp để mua, chẳng hạn như bệnh viện mắt, không được phép mua bừa bãi trong các cửa hàng trực tuyến.

2. Nhìn vào "độ truyền ánh sáng xanh", thường được đánh dấu trên túi đóng gói bên ngoài của kính. Độ truyền ánh sáng xanh được chia thành ba cấp độ: UV-1, UV-2 và UV-3 là mức cao nhất, nghĩa là ống kính có khả năng lọc ánh sáng tốt nhất và khả năng chống ánh sáng xanh càng mạnh.

Tất nhiên loại kính này cũng khá đắt tiền và không phải ai cũng có thể mua được. Thực tế, thấu kính của nhãn cầu chúng ta cũng có tác dụng lọc nhất định đối với ánh sáng xanh. Chỉ cần ánh sáng xanh không quá mạnh và thời gian tiếp xúc không quá lâu thì khả năng bị ảnh hưởng không lớn.

Do đó, khi sử dụng máu tính và điện thoại một lúc, bạn nên dừng lại để mắt được nghỉ ngơi. 

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Cultural Perspectives Vùng: Redfern. Phone: 0431 646 710
Xem thêm

Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/kinh-anh-sang-xanh-co-giup-bao-ve-mat-ngu-canh-dien-thoai-co-thuc-su-gay-ung-thu-c131a592050.html