Giao tiếp chốn công sở và 6 điều cần tránh

11:00' 23-10-2024
Nhiều người nghĩ buôn chuyện là cách làm thân với người khác ở chốn công sở, thực tế hành động này chỉ đẩy bạn đến bất lợi, tự chuốc lấy rắc rối nhiều hơn.


    Chuyên gia Mariah Grumet ở New York (Mỹ) chỉ ra 6 điều cần tránh khi giao tiếp với đồng nghiệp.

    Buôn chuyện về người khác

    Ở nhiều nơi "tám chuyện" về người khác chốn công sở là thú vui và gắn kết với đồng nghiệp. Tuy nhiên, Grumet phản đối thói quen này. Theo bà, có những ranh giới cần được tôn trọng.

    "Việc lan truyền tin đồn về người khác trong văn phòng là không phù hợp, dù cho bạn nghĩ rất thân với họ", cô nói.

    Nhiều doanh nghiệp đang quay trở lại văn phòng và kỹ năng giao tiếp với người mới rất quan trọng. Ảnh: BI

    Nhiều doanh nghiệp đang quay trở lại văn phòng và kỹ năng giao tiếp với người mới rất quan trọng. Ảnh: BI

    Đề cập các chủ đề nhạy cảm

    Một số chủ đề nên được giữ lại cho những cuộc trò chuyện thân mật hơn ngoài văn phòng. Chúng ta không nên đề cập đến những vấn đề quá cá nhân, chẳng hạn tôn giáo, chính trị, sức khỏe hoặc ngoại hình. Chọn những chủ đề đơn giản liên quan đến sở thích sẽ hay hơn.

    Chuyên gia nghi thức này cũng lưu ý ngay cả khi bạn thân thiết với ai đó trong công ty, vẫn cần giữ tính chuyên nghiệp trong giao tiếp. "Một số vấn đề có thể nhạy cảm với người khác, vì vậy không nên được nhắc đến trong môi trường làm việc chuyên nghiệp", cô nói.

    Đi họp muộn

    Tôn trọng thời gian của người khác bắt đầu từ việc đúng giờ. Theo Grumet, đến đúng giờ, dù là khi tham dự hay chủ trì cuộc họp, cho thấy bạn tôn trọng công việc của mình.

    "Việc đúng giờ thể hiện hình ảnh chuyên nghiệp của bạn", bà nhấn mạnh.

    Pha trò gây tổn thương người khác

    Tôn trọng người khác bao nhiêu cũng không sợ thừa. Dù hài hước có thể là cách bạn thích giao tiếp cũng cần cẩn trọng với những gì mình đùa cợt trước mặt đồng nghiệp.

    Chú ý ngôn ngữ cơ thể

    Ngoài lời nói và hành động, cần chú ý đến cả ngôn ngữ cơ thể khi tương tác với đồng nghiệp.

    "Mọi người thường để ý rất kỹ ngôn ngữ cơ thể, thậm chí còn nhiều hơn cả lời hoặc cách chúng ta nói", Grumnet giải thích. "Khi giao tiếp với đồng nghiệp, bạn cần đảm bảo ngôn ngữ cơ thể của mình đang hỗ trợ cho thông điệp truyền tải, chứ không làm lệch lạc".

    Ví dụ bạn nên nghiêng người về phía trước khi đang lắng nghe hoặc tránh khoanh tay khi người khác đang nói chuyện với mình.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Dạy lái xe?

Article sourced from VNEXPRESS.

Original source can be found here: https://vnexpress.net/nhung-dieu-can-tranh-khi-giao-tiep-voi-dong-nghiep-4806308.html


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ