Giảng viên Mỹ Ngọc: "Giọng hát kĩ thuật không có màu riêng sẽ không thành công"

21:00' 14-05-2021
Bạn có đồng ý với những nhận định của cô Mỹ Ngọc - giảng viên thanh nhạc của hàng loạt tên tuổi lớn của Vpop như Hoàng Thuỳ Linh, Tóc Tiên, Erik, AMEE, Lena,...?


    Trong bài phỏng vấn được lên sóng vào ngày 11/5, cô Nguyễn Hoàng Mỹ Ngọc (giảng viên thanh nhạc đứng sau rất nhiều tên tuổi hàng đầu Vpop hiện tại như Hoàng Thuỳ Linh, Tóc Tiên, Erik, AMEE, Lena, Hoàng Duyên,...) đã có dịp chia sẻ nhiều câu chuyện "hậu trường" đằng sau những lớp học của mình. Qua đó, với cương vị một người có kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực thu âm và giảng dạy thanh nhạc, cô Mỹ Ngọc cũng đã chia sẻ góc nhìn của cô về vai trò của giọng hát với lứa nghệ sĩ hiện tại.

    Bài phỏng vấn nhanh chóng nhận được sự chú ý, đặc biệt với các trang, hội nhóm chuyên phân tích về thanh nhạc, kĩ thuật giọng hát khi trình diễn khá nổi tiếng trên Facebook thời gian vừa qua.

    Tranh cãi không hồi kết xoay quanh quan điểm giọng hát kĩ thuật không có màu riêng sẽ không thành công - Ảnh 2.
     

    Cụ thể, bài phỏng vấn đã được chia sẻ trong một group chuyên bàn về kĩ thuật thanh nhạc và nhận được sự quan tâm lớn, bàn tán sôi nổi với rất nhiều luồng ý kiến được đưa ra. Một số ý kiến đáng chú ý của giảng viên Mỹ Ngọc như sau: nghệ sĩ hiện tại cần nhiều hơn một giọng hát hay và chuẩn kĩ thuật, tư duy âm nhạc mới là điều quan trọng hơn trong khi giọng hát chỉ chiếm 1 phần. Nhiều trường hợp các Sinh viên Nhạc viện dù có giọng hát bài bản, kĩ thuật tốt nhưng mãi vẫn không nổi tiếng vì do họ không có được màu sắc riêng.

    Tranh cãi không hồi kết xoay quanh quan điểm giọng hát kĩ thuật không có màu riêng sẽ không thành công - Ảnh 4.
     
    Tranh cãi không hồi kết xoay quanh quan điểm giọng hát kĩ thuật không có màu riêng sẽ không thành công - Ảnh 5.
     

    Loạt quan điểm này của cô Mỹ Ngọc tạo nên 2 luồng tranh cãi đối lập: người ủng hộ, kẻ phản đối.

    Nhiều người tỏ vẻ không đồng tình với ý kiến của cô Mỹ Ngọc và cho rằng cô đang chỉ trích những người học thanh nhạc bài bản là quá cứng nhắc, cố chấp nên không có được "màu sắc riêng", điều này dẫn đến việc những sản phẩm của họ bị lỗi thời không theo kịp thị trường.

    Tranh cãi không hồi kết xoay quanh quan điểm giọng hát kĩ thuật không có màu riêng sẽ không thành công - Ảnh 6.
     

    Ngay dưới ý kiến này, nhiều người cũng đã phản biện lại cho rằng quan điểm trên là "sự thật mất lòng" vì đa số nghệ sĩ trẻ nổi tiếng, có tiếng vang hiện tại không học ra từ Nhạc viện mà nổi tiếng nhờ có màu sắc riêng.

    Tranh cãi không hồi kết xoay quanh quan điểm giọng hát kĩ thuật không có màu riêng sẽ không thành công - Ảnh 7.
     

    Một số khán giả khác cho rằng những người hâm mộ các giọng hát theo trường phái diva như Mỹ Linh, Hương Tràm,... nên chấp nhận sự thật rằng thời "hát chỉn chu" đã qua. Họ chỉ ra, trường hợp như Mỹ Linh và Hương Trà là "hàng hiếm" đồng thời đưa ví dụ về việc Võ Hạ Trâm, Dương Hoàng Yến đều là những giọng ca nữ kĩ thuật song vẫn không thể nổi bật hẳn ở Vpop.

    Tranh cãi không hồi kết xoay quanh quan điểm giọng hát kĩ thuật không có màu riêng sẽ không thành công - Ảnh 8.
     

    Bên cạnh đó, một số quan điểm phản đối câu trả lời của giảng viên thanh nhạc mà cho rằng theo thời gian, con người sẽ lại càng chú trọng hơn về giọng hát thực lực. Tuy nhiên, bình luận trên cũng vấp phải phản đối và cho rằng quy luật phát triển của làng nhạc hiện tại chú trọng hơn về cá tính, màu sắc nghệ sĩ chứ không phải là giọng hát.

    Tranh cãi không hồi kết xoay quanh quan điểm giọng hát kĩ thuật không có màu riêng sẽ không thành công - Ảnh 9.
     

    Các ý kiến khách quan hơn cho rằng nghệ sĩ nếu muốn "bào" thì không cần quá chú tâm vào giọng hát thì cứ đầu tư MV, phát triển âm nhạc màu sắc riêng để kiếm tiền; nếu muốn tồn tại lâu dài 9 - 10 năm trong showbiz thì nên tập trung cho mảng thanh nhạc. Ý kiến này cũng lấy ví dụ trường hợp của Hoài Lâm, người có giọng hát tốt sẵn, nên dù ở ẩn vẫn khiến khán giả chú ý.

    Luồng ý kiến khác lại đồng tình với ý kiến của giảng viên thanh nhạc và đồng ý với việc nhiều người học nhiều sẽ bị gò bó với kĩ thuật chuẩn mực, dẫn đến sáng tạo bị hạn chế trong khi sáng tạo là điều quan trọng nhất với nghệ sĩ.

    Tranh cãi không hồi kết xoay quanh quan điểm giọng hát kĩ thuật không có màu riêng sẽ không thành công - Ảnh 10.
     
    Tranh cãi không hồi kết xoay quanh quan điểm giọng hát kĩ thuật không có màu riêng sẽ không thành công - Ảnh 11.
     

    Trước loạt phản ứng trái chiều, khen - chê có đủ từ cộng đồng mạng, cô Mỹ Ngọc mới đây cũng đã có chia sẻ khá dài, nói rõ hơn về những phát ngôn và quan điểm của mình trong bài phỏng vấn. Bài chia sẻ bổ sung tiếp tục nhận được sự quan tâm bởi đó là những phân tích có chuyên môn từ người trong nghề, tuy nhiên sẽ lại làm dấy lên những đợt tranh luận mới.

    Ngay đầu bài đăng, cô giáo Mỹ Ngọc khẳng định cô không chê bai người đi học nhạc bởi với tư cách là một người giáo viên, nếu có suy nghĩ như vậy không khác nào tự bỏ đi "nghề nghiệp" của mình. Về câu trả lời cho việc sinh viên trường nhạc có ít cơ hội hơn những người rẽ tay ngang và đó là điều bất công, cô Mỹ Ngọc khẳng định câu trả lời chỉ gói gọn đến một số ít chứ không đánh đồng toàn bộ.

    Tranh cãi không hồi kết xoay quanh quan điểm giọng hát kĩ thuật không có màu riêng sẽ không thành công - Ảnh 12.
     

    Tiếp đến, Mỹ Ngọc cũng cho biết, cô chưa bao giờ so sánh một cách khập khiễng hai dòng nhạc đó là hàn lâm và giải trí. Tuy nhiên cũng tái khẳng định quan điểm dòng nhạc giải trí cần rất nhiều yếu tố ngoài giọng hát.

    Về những bàn tán trên mạng xã hội cho rằng Mỹ Ngọc là giáo viên thanh nhạc không có nhiều bằng cấp, cô cũng có lời chia sể thẳng thắn trên bài đăng: "Tôi chưa bao giờ giấu việc mình không có nhiều bằng cấp với học trò và các đối tác. Tôi học phần lớn qua trường đời, qua bề dày kinh nghiệm làm việc thực tiễn và những đàn anh đàn chị tôi được gặp..."

    Tranh cãi không hồi kết xoay quanh quan điểm giọng hát kĩ thuật không có màu riêng sẽ không thành công - Ảnh 14.
     

    Từ những luồng tranh cãi này, có thể thấy một bộ phận không nhỏ khán giả Vpop đang chia ra 2 quan điểm khá đối lập nhau, khó có thể đi đến hồi kết khi mỗi cá nhân lại có một gu âm nhạc, phong cách thường thức khác nhau. Một bên cho rằng bất kì nghệ sĩ nào cũng phải có một giọng hát nền tảng chuẩn, kĩ thuật ổn để có thể phát triển. Một bên cho rằng giọng hát chỉ đóng một phần nhỏ trong xã hội hiện đại, người nghệ sĩ cần nhiều hơn thế mới có thể gây được tiếng vang.

    Còn bạn, ý kiến của bạn thế nào?



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Giáo dục?
Williamstown High School Vùng: Williamstown. Phone: 9393 9039
Xem thêm

Trường có truyền thống về các chương trình học thuật, âm nhạc, thể thao và nghệ thuật.


Article sourced from KENH14.

Original source can be found here: http://kenh14.vn/tranh-cai-khong-hoi-ket-xoay-quanh-quan-diem-giong-hat-ki-thuat-khong-co-mau-rieng-se-khong-thanh-cong-20210513175433678.chn


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ