Đừng ăn khoai lang theo cách này kẻo rước bệnh vào thân
Củ khoai lang rất giàu dinh dưỡng và có thể nấu được nhiều món ngon. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trong khoai lang có chứa một hàm lượng lớn vitamin A, C, B6 cùng chất xơ, chất chống oxy hóa và các loại khoáng chất như kali, sắt.
Không ăn khoai lang còn sống
Một số người rất thích ăn khoai lang sống. Thường khoai lang chưa được nấu chín vị sẽ hơi ngọt, nhiều nước, ăn giòn sần sật. Thế nhưng ít ai biết trong khoai lang sống có chứa một chất gọi là cyanine. Chất này khi vào cơ thể sẽ làm tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra, các cyanine sẽ bị phân hủy khi nấu chín, vì thế để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bạn nên nướng hoặc luộc khoai lang trước khi ăn.
Ngoài ra, khoai lang sau khi nấu chín ở nhiệt độ cao cũng ngọt, thơm hơn nhờ chất xơ hòa tan được tiêu hóa đồng thời rút ngắn chuỗi đường.
Không nên ăn quá nhiều
Có thể bạn chưa biết, trong khoai lang có chứa một loại enzyme mang tên oxidase. Khi đưa vào cơ thể, các oxidase sẽ tạo ra một lượng lớn khí cacbonic trong đường tiêu hóa. Ngoài ra, ăn nhiều khoai lang cũng dễ bị đầy hơi và ợ chua.
Không ăn khoai lang bị “hà”, có vết đen trên vỏ
Khoai lang bị hà trên vỏ sẽ xuất hiện các nốt đen nhỏ và mùi hơi hắc. Việc ăn phải loại khoai lang này sẽ dễ gây ra nhiều nguy cơ về sức khỏe. Chính vì thế, chuyên gia khuyên bạn không nên ăn loại khoai lang này.
Không ăn khoai lang khi đói
Khoai lang là một trong những thực phẩm giàu tinh bột, việc bạn ăn chúng khi đói sẽ làm tăng tiết axit dạ dày quá mức dẫn tới cảm giác khó chịu và hình thành triệu chứng trào ngược.
Thời gian lý tưởng nhất để ăn khoai lang là vào bữa trưa, việc này giúp cho toàn bộ canxi có trong khoai lang sẽ kịp hấp thu hết trước khi bữa tối bắt đầu.
Một số lưu ý khi ăn khoai lang
Ngoài 4 lưu ý trên, để khoai lang phát huy tối đa công dụng bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Hãy chọn những củ khoai lang ngon. Loại khoai lang vỏ đỏ, ruột vàng mà người ta hay gọi là khoai lang Nhật sẽ thơm, ngọt và ngon nhất.
- Nên ăn khoai lang cùng với đạm động vật hoặc đạm thực vật để cân bằng dưỡng chất cho cơ thể.
- Bảo quản khoai lang ở khu vực khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Chỉ bảo quản khoai lang trong vòng 1 tuần.
- Những củ khoai lang bị nảy mầm, vỏ xanh, có nốt đen do bị hà (sùng) thì bạn không nên ăn.
- Ưu tiên cách chế biến luộc, hấp thay vì chiên, nướng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/4-sai-lam-khi-an-khoai-lang-bien-chat-bo-thanh-doc-to-dieu-thu-3-rat-hai-suc-khoe-c131a573512.html