Điểm yếu của hải quân Trung Quốc

14:00' 26-01-2021
Thiếu lực lượng bảo dưỡng chiến hạm và mạng lưới đồng minh ảnh hưởng lớn tới năng lực triển khai lực lượng ra nước ngoài của hải quân Trung Quốc.


    Trung Quốc những năm qua mạnh tay đầu tư đóng chiến hạm, phát triển công nghệ vũ khí mới, xây dựng căn cứ ở Djibouti nhằm hiện thực hóa tham vọng trở thành "lực lượng hải quân hàng đầu thế giới" có thể cạnh tranh ngang ngửa với Mỹ trên các vùng biển xa bờ.

    Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất mà Trung Quốc vẫn chưa giải quyết được trong tham vọng này là không sở hữu đội ngũ công nhân tay nghề cao và cơ sở hiện đại để duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu cho hạm đội đồn trú ở nước ngoài, chuyên gia Toshi Yoshihara cho biết trong tọa đàm trực tuyến của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Ngân sách hôm 21/1.

    "Trung Quốc chỉ có thể mơ về cách Mỹ sử dụng lực lượng nhân công và cơ sở của nước sở tại những nơi đóng quân như Yokosuka ở Nhật Bản và quần đảo di‌ego Garcia ở Ấn Độ Dương", Yoshihara cho biết.

    Chuyên gia này nhận định Trung Quốc "còn chặng đường dài phía trước" trong việc tìm kiếm các quốc gia gần những "vùng biển xa" có thể hỗ trợ tích cực hơn cho hải quân của họ và chấp nhận rủi ro nếu chiến tranh nổ ra. Ngoài ra, Trung Quốc sẽ phải nỗ lực và chấp nhận chi phí đáng kể để vượt qua "vị thế dẫn đầu to lớn" mà Mỹ đã thiết lập trong mạng lưới căn cứ, bảo trì và đồng minh kể từ sau Thế chiến II.

    "Chúng ta không thể cạnh tranh với Trung Quốc ở mọi nơi", Yoshihara nói. "Đó là lý do Mỹ và các đồng minh cùng đối tác phải lên phương án làm phức tạp hóa kế hoạch của Trung Quốc".

    Chuyên gia gợi ý một trong các phương án này là chứng minh khả năng phòng thủ ở Ấn Độ Dương để răn đe và áp dụng các công nghệ tiên tiến để buộc giới quân sự Trung Quốc thay đổi tư duy.

    Chuyên gia John Lee tại Trung tâm Nghiên cứu Mỹ thuộc Đại học Sydney ở Australia, người điều phối cuộc tọa đàm, cho biết giới chuyên gia công nhận Trung Quốc là "cường quốc trong khu vực và quốc tế", song Trung Quốc "mạnh yếu từng lúc khác nhau", tùy thuộc vào tình hình và cách Mỹ cùng đồng minh hành động.

    Lee nhận định Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang đặt cược vào chiến lược dàn trải nguồn lực khắp các vùng biển xa, biển gần và xung quanh lục địa nhằm tăng cường ảnh hưởng của Bắc Kinh.

    Việc trở thành cường quốc quân sự toàn cầu là một trong các yếu tố phản ánh "sự vươn dài của lợi ích kinh tế" Trung Quốc, Yoshihara nhận xét.

    "Trung Quốc học được bài học từ cuộc khủng hoảng Libya gần 10 năm trước rằng cần bảo vệ chính công dân của mình bị vướng vào một cuộc xung đột nào đó", ông nói. "Các lãnh đạo Trung Quốc nhận thấy đất nước giờ đây đã có đủ nguồn lực và ý chí để bảo vệ công dân và tài sản trong các trường hợp cấp thiết".

    Tuy nhiên, chuyên gia Jack Bianchi cho rằng các nước ở nhiều khu vực trên thế giới ngần ngại cho Trung Quốc triển khai lực lượng đồn trú, bởi họ có thể dễ bị tổn thương trong cuộc khủng hoảng không phải do họ gây ra.

    Để xoa dịu lo ngại này, Trung Quốc sẽ phải không ngừng đưa ra các cam kết hỗ trợ đối với nước sở tại, nhưng điều này sẽ làm tăng chi phí triển khai lực lượng ở nước ngoài.

    Trung Quốc đã lập căn cứ ở Djibouti, quốc gia vùng Sừng châu Phi và sát cửa ngõ vào Biển Đỏ, đồng thời đang tìm kiếm các cơ sở khả thi ở phía đông châu Phi và phía nam Thái Bình Dương. Các chuyên gia nhận định Trung Quốc ban đầu tiếp cận với các quốc gia này bằng con đường thương mại, đề xuất xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu như đập, đường cao tốc, sân bay và cảng.

    Tuy nhiên, nguy cơ "sập bẫy nợ" từ các gói vay khổng lồ, cùng tình trạng hàng hóa, dịch vụ Trung Quốc cung cấp có chất lượng kém, điển hình là các lô vật tư y tế chống Covid-19 gần đây, đã làm dấy lên lo ngại về "được - mất" trong việc thực hiện các dự án và mua trang thiết bị của Trung Quốc.

     

    Lễ khánh thành căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Djibouti, tháng 8/2017. Ảnh: PLA.

    Chuyên gia Bianchi nhận định khi triển khai các căn cứ ở nước ngoài, Trung Quốc sẽ phải tự mình cáng đáng mọi thứ, từ xây dựng cơ sở hạ tầng, trả phí bảo trì cho tới chuỗi hậu cần phục vụ căn cứ, khiến chi phí tăng lên rất nhiều so với Mỹ, nước có hệ thống đồng minh rộng khắp trên thế giới.

    "Những mối quan hệ đồng minh này không thể hình thành một sớm một chiều. Chúng được tạo nên bởi những thứ vô hình gồm niềm tin, giá trị chung, các mối tương tác chính thức và quá trình hợp tác lâu dài. Mối quan hệ của Trung Quốc với hầu hết các quốc gia có thể cho họ bố trí căn cứ đều thiếu những đặc điểm cần thiết này", báo cáo tại tọa đàm cho biết.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Central Skylights Vùng: Dandenong. Phone: 9999 1526
Xem thêm

Cung cấp và lắp đặt giếng trời Velux skylights, rẻ và đẹp tại Melbourne


Article sourced from XALUAN.

Original source can be found here: https://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=3051394


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ