Điểm lại những nữ minh tinh làm nên thể diện cho Trung Quốc ở Cannes
Thời hoàng kim của phim Trung Quốc với những bộ phim được đánh giá cao và gây tiếng vang nhất chính là giai đoạn thập niên 1990. Nhân sự kiện liên hoan phim Cannes đang diễn ra, chúng ta cùng điểm lại những tên tuổi lớn làm nên thể diện cho Trung Quốc ở liên hoan phim danh giá và có tầm ảnh hưởng nhất hành tinh này.
1. Chương Tử Di
Năm 2000, Chương Tử Di ra mắt Cannes với bộ phim Ngọa Hổ Tàng Long. Không chỉ đạt được sự công nhận của giới phê bình tại các LHP ở Toronto và New York, bộ phim còn thắng lớn khi nhận được đề cử của giải Oscar vào năm 2001. Tuy nhiên, Ngoạ Hổ Tàng Long lại không đạt được thành tựu nào tại LHP Cannes năm 2000.
Vào thời điểm đó, Chương Tử Di mới chập chững vào nghề, ở độ tuổi đôi mươi, người đẹp mới tham gia duy nhất một phim điện ảnh, danh tiếng thì thua xa Thư Kỳ. Song, với sự giới thiệu của Trương Nghệ Mưu, Chương Tử Di đã nhận được vai diễn đặc sắc này. Sau đó, bộ phim đạt được những thành công mà không ai ngờ đến, biến Chương Tử Di trở thành một ngôi sao tầm cỡ quốc tế.
Nữ diễn viên mặc chiếc đầm in hoa mẫu đơn, loại hoa mang tính biểu tượng của đất nước Trung Quốc.
Mặc dù Ngọa Hổ Tàng Long đã không gặp hái được thành công ở Cannes 2000 nhưng tới năm 2003, Tử Hồ Điệp (tiếng Anh: Purple Butterfly) của cô được lọt vào danh sách đề cử. Lấy bối cảnh những năm 30 của thế kỷ XX, năm 1928 tại Mãn Châu, người đẹp họ Chương trong vai Đinh Tuệ, cô gái có chuyện tình đầy đau khổ với nhà phiên dịch người Nhật Itami (Toru Nakamura).
Poster phim "Tử Hồ Điệp"
Chương Tử Di tại Cannes 2003 cùng các bạn diễn trong phim "Tử Hồ Điệp".
Nếu như năm 2003, Chương Tử Di chỉ đem tới duy nhất một tác phẩm tới Cannes thì ngay 1 năm sau đó, hai bộ phim do người đẹp góp mặt đã được "cập bến" Cannes. Năm 2004, Chương Tử Di được đề cử cho cuộc thi thứ hai của Liên hoan phim quốc tế Cannes với 2046 của đạo diễn Vương Gia Vệ. Đồng thời, Thập Diện Mai Phục - phim do Trương Nghệ Mưu đạo diễn và có sự tham gia của Kaneshiro Takeshi, Chương Tử Di và Lưu Đức Hoa... đã được mang đến chiếu tại liên hoan phim Cannes trong khuôn khổ các phim không tranh giải.
Tới năm 2005, Chương Tử Di tiếp tục góp mặt tại Cannes với tác phẩm hợp tác với đạo diễn Nhật Bản Suzuki Kiyoshi trong Princess Raccoon. Đây cũng là lần đầu tiên Chương Tử Di tham dự bữa tiệc từ thiện và xuất hiện trên cùng một sân khấu với Penelope Cruz và Lisa Trinelli.
Chương Tử Di và các hoạt động tại Cannes 2005.
Năm 2006, Chương Tử Di trở thành nữ diễn viên Trung Quốc thứ ba trở thành giám khảo của cuộc thi chính sau Củng Lợi vào năm 1997 và Dương Tử Quỳnh năm 2002. Một năm sau, Chương Tử Di và Vương Gia Vĩ lên tấm poster kỷ niệm 60 năm của Cannes, được treo trên tường bên ngoài lối vào Liên hoan phim Cannes. Có thể được quay với nhiều nhà làm phim quốc tế nổi tiếng như Almodovar, Jane Campion, Juliet Binoche, Bruce Willis, và Chương Tử Di là nữ diễn viên đầu tiên của Trung Quốc.
Người đẹp xuát hiện với phong cách có phần táo bạo hơn các năm trước.
Năm 2009, Chương Tử Di từng làm giám khảo của "Góc tối" và đơn vị phim ngắn do đạo diễn người Anh John Paulman dẫn đầu. Đây là lần thứ hai cô làm giám khảo tại Cannes. Cũng trong năm 2009, Chương Tử Di chuyển sự tập trung của mình sang thị trường nội địa, nhưng cô vẫn có mặt tại thảm đỏ của Cannes. Nữ diễn viên với nhan sắc mang đậm dấu ân phương Đông này đã để lại ấn tượng sâu sắc tại Cannes, cô thường được các khán giả gọi vui bằng cái tên "Chương Quốc Tế".
2. Củng Lợi
Là một trong những nghệ sĩ Hoa Ngữ đầu tiên được đặt chân tới LHP Cannes, Củng Lợi chắc chắn là một trong những người đẹp Trung Quốc được săn đón nhất tại sân chơi nghệ thuật đầy danh giá này. Từ lần đầu tiên tham dự Liên hoan phim Cannes năm 1988, sau 17 lần sải chân trên thảm đỏ, công chúng đã được chứng kiến sự thay đổi của Củng Lợi: từ một cô gái thuần khiết đến một nữ hoàng đầy quyền lực của điện ảnh Châu Á.
Năm 1988, Củng Lợi 23 tuổi lần đầu tiên đến Cannes để quảng bá cho bộ phim Vua Trẻ Em (King of the Children) của đạo diễn Trần Khải Ca.
Năm 1990, Củng Lợi tham gia tranh giải tại liên hoan phim Cannes với Cúc Đậu của đạo diễn Trương Nghệ Mưu. Bộ phim đã được đề cử cho phim nói tiếng nước ngoài hay nhất tại Oscar, đoạt giải Luis Buñuel và lọt vào danh sách đề cử liên hoan phim Cannes 1990. Đây là bộ phim Trung Quốc đầu tiên nhận được vinh dự này.
Năm 1993, Trương Quốc Vinh, Trương Phong Nghị, Củng Lợi tiếp tục góp mặt tại Cannes với Bá Vương Biệt Cơ của đạo diễn Trần Khải Ca. Phim đã đoạt giải Cành cọ vàng năm 1993 tại Liên hoan phim Cannes.
Trương Quốc Vinh, Trương Phong Nghị, Củng Lợi tiếp tục góp mặt tại Cannes với "Bá Vương Biệt Cơ".
Đến với thảm đỏ Cannes 1993, cô chỉ mặc một chiếc áo sơ mi hoa mai và quần tối màu, giống một nhân viên văn phòng nhưng cũng không kém phần nền nã, thanh lịch. So với các ngôi sao Âu Mỹ xinh đẹp quyến rũ, Củng Lợi không phải đẹp nhất nhưng nét quyến rũ phương Đông độc đáo của cô đã chinh phục phương Tây.
Bức ảnh gây sốt một thời của Củng Lợi.
Năm 1995, Củng Lợi đến Cannes với tác phẩm Hội Tam Hoàng Thượng Hải, lúc này khí chất của cô đã chín muồi quyến rũ, không còn là cô bé coi Cannes như là cuộc dạo chơi ngày nào.
"Hội Tam Hoàng Thượng Hải" đoạt giải thưởng của Hội đồng giám khảo
Năm 1996, cô sánh vai Trương Quốc Vinh quảng bá phim Phong Nguyệt (đạo diễn Trần Khải Ca) - tác phẩm được đề cử Cành Cọ Vàng. Không trang sức cầu kỳ, không váy áo lộng lẫy, cô vẫn rất thu hút ống kính phóng viên quốc tế.
Năm 1998, Củng Lợi làm khách mời trao giải, từ một cô gái đã trở thành nữ hoàng. Thời gian đã xuất hiện trên gương mặt của người đẹp, nhưng khí chất của một đại minh tinh của Củng Lợi khiến lớp diễn viên trẻ khó ai có thể làm được. Nhiều người sẽ nói rằng sự nghiệp của cô là gặp thời và may mắn, nhưng thành công của cô đều dựa trên diễn xuất và tác phẩm, không phải bởi thảm đỏ và ống kính. Nói tóm lại, không phải nói quá khi nói rằng cô ấy là một huyền thoại.
Năm 1999, cô tham gia với tư cách diễn viên chính của "The Emperor And The Assassin" của Trần Khải Ca - tác phẩm được đề cử Cành Cọ Vàng.
3. Trương Mạn Ngọc
Sinh năm 1964, với khuôn mặt hơi góc cạnh, đôi mắt dịu dàng và long lanh, Trương Mạn Ngọc đã sớm được các đạo diễn để mắt tới sau khi đoạt giải Á Hậu cuộc thi Miss Hong Kong khi mới 18 tuổi.
Trong suốt sự nghiệp diễn xuất của mình, mỹ nhân Hương Cảng đã giành được vô số giải thưởng lớn nhỏ, từ trong nước như Kim Mã, giải thưởng Điện ảnh Hong Kong cho tới những giả quốc tế như giải Nữ diễn viên xuất sắc tại LHP Cannes, giải Gấu Bạc của LHP Berlin. Cho đến nay, tuy gần như đã tạm ngừng sự nghiệp điện ảnh, Trương Mạn Ngọc vẫn được xem là một trong những nữ diễn viên xuất sắc nhất trong lịch sử nghệ thuật thứ bảy của Trung Quốc.
Tuy không được đào tạo trường lớp chính quy, Trương Mạn Ngọc thể hiện mình là một người có khả năng thiên bẩm trong diễn xuất. Cô thành công với Nguyễn Linh Ngọc, Tâm Trạng Khi Yêu, Điềm Mật Mật, A Phi Chính Truyện, Clean, 2046...
Trương Mạn Ngọc trong "Tâm Trạng Khi Yêu"
Trương Mạn Ngọc trong "Điềm Mật Mật"
Trong Clean, của đạo diễn người Pháp Oliver Assayas, cô đóng chính trong khi diễn viên nổi tiếng Nick Nolte (Mỹ) và Béatrice Dalle (Pháp) đóng vai phụ. Người đẹp là nghệ sĩ nữ gốc Hoa hiếm hoi được giao vai chính trong phim hợp tác Âu - Mỹ.
Tác phẩm mang về cho Mạn Ngọc danh hiệu Nữ Diễn viên chính Xuất sắc tại LHP Cannes 2004. Ngoài giải thưởng trên, Trương Mạn Ngọc gặt hái nhiều thành tựu, trong đó có giải Nữ diễn viên chính xuất sắc LHP Berlin 1992 (phim Nguyễn Linh Ngọc) cùng nhiều lần chiến thắng tại các liên hoan phim Kim Mã, Kim Tượng.
Sau khi đoạt giải Nữ diễn viên chính xuất sắc tại Liên hoan phim Cannes lần thứ 57 với phim Clean (2004), Trương Mạn Ngọc gần như từ giã với sự nghiệp diễn xuất và chuyển hướng đam mê sang âm nhạc và hội họa.
"Clean" mang về cho Mạn Ngọc danh hiệu Nữ Diễn viên chính Xuất sắc tại LHP Cannes 2004
Xem thêm
Luật Bồi thường thương tích cá nhân, tai nạn
Article sourced from KENH14.
Original source can be found here: http://kenh14.vn/khong-phai-pham-bang-bang-day-moi-la-3-nu-minh-tinh-hoa-ngu-lung-danh-nhat-cannes-so-2-da-di-tham-do-17-lan-20190520164212897.chn