Điểm danh những nơi có sự sống trong hệ mặt trời
1. Enceladus
Là mặt trăng lớn thứ sáu của sao Thổ, Enceladus được nhà thiên văn học William Herschel phát hiện vào năm 1789. Trước những năm 1980 (thời điểm 2 tàu vũ trụ Voyager bay ngang Enceladus), người ta biết rất ít về mặt trăng này.
Dấu vết của nước trên bề mặt Enceladus.
Năm 2015, tàu vũ trụ Cassini của NASA đã chụp được ảnh các mạch nước phun ra từ vết nứt ở bán cầu nam của Enceladus. Các nhà khoa học cho rằng, có các hồ chứa nước lỏng nằm dưới bề mặt băng giá của mặt trăng này. Chúng được làm nóng bởi các tương tác hấp dẫn từ Enceladus và các vệ tinh khác xung quanh sao Thổ. Có thể có những thứ cần thiết cho sự sống trên Enceladus từ những bằng chứng kể trên.
Enceladus nhìn từ vũ trụ.
Mặt trăng này có bán kính trung bình 156,6 dặm (252,1 km)
2. Sao Hỏa
“Người anh em sinh đôi với Trái đất” luôn là ứng cử viên hàng đầu khi cấu tạo vật chất và những điều kiện khác trên sao Hỏa có nhiều nét tương đồng với hành tinh Xanh của chúng ta.
Dấu vết của nước trên bề mặt sao Hỏa.
Các phát hiện khoa học trước đó cho thấy, có những sọc sẫm xuất hiện trong mùa hè của sao Hỏa tại hố Horowitz. Đây có thể là dấu hiệu của nước mặn đã từng tồn tại trên bề mặt của hành tinh này.
Sao Hỏa được ví như người anh em sinh đôi với Trái đất.
Sao Hỏa có đường kính khoảng 4.212 dặm (6.779 km).
3. Titan
Titan là vệ tinh lớn nhất của Thổ tinh và là nơi duy nhất trong hệ mặt trời được biết đến có bầu khí quyển đậm đặc với những bằng chứng rõ ràng về việc nước đã tồn tại trên bề mặt của nó.
Titan là vật thể thứ hai trong hệ mặt trời có bằng chứng rõ rệt về sự tồn tại của nước.
Bề mặt của Titan là những hồ chứa khí ethane và khí tự nhiên có chứa metan được tạo ra bởi những trận mưa hydrocarbon. Mặc dù các thành phần của nó khá khác biệt và nhiệt độ cũng tương đối khắc nghiệt (âm 290 độ Fahrenheit- âm 179 độ C), đó là một hành tinh mà các nhà khoa học đang đặt khá nhiều hi vọng về việc sự sống đã xảy ra.
Titan sở hữu đường kính 3.200 dặm (5.150 km).
4. Europa
Là mặt trăng lớn thứ 4 trong số 6 mặt trăng của sao Mộc. Europa được Galileo Galilei và Simon Marius phát hiện năm 1610.
Europa có thể chứa nhiều nước hơn tất cả các đại dương trên Trái đất.
Khả năng tồn tại sự sống ở Europa khá cao vì mặt trăng này có thể chứa nhiều nước hơn tất cả các đại dương của Trái đất. Mặc dù rộng lớn là vậy nhưng biển của Europa lại nằm sâu dưới 10 dặm băng. Điều này sẽ gây khó khăn rất lớn trong viêc thăm dò hành tinh qua lớp áo giáp băng giá này. Đáng tiếc là các đại dương của hành tinh này rất khó tồn tại sự quang hợp. Người ta vẫn hi vọng rằng, có thể có một thứ gì đó có thể tồn tại trên bề mặt của Europa.
Mặt trăng này sở hữu bán kính trung bình 970 dặm (1.560.8 km).
5. Sao Kim
Là hành tinh thứ hai trong hệ Mặt trời, là thiên thể tự nhiên sáng nhất trong bầu trời đêm với cấp sao biểu kiến bằng – 4.6, đủ để tạo nên bóng trên bề mặt nước. Nhiệt độ trên bề mặt hành tinh này thực sự khủng khiếp (850 độ F hoặc 454 độ C).
Không phải sao Hỏa, sao Kim mới là hành tinh nóng nhất trong hệ Mặt trời.
Tuy nhiên, nhà khoa học David Grinspoon của bảo tàng Thiên nhiên và khoa học Denver lại phân tích theo hướng mặc dù nhiệt độ bầu khí quyển của sao Kim rất cao nhưng lại có chứa Sulphur dioxide và carbon monoxide có thể làm thực phẩm cho một số loại vi khuẩn.
Sao Kim có đường ính 7.521 dặm (12.104 km).
6. Callisto và Ganymede của sao Mộc
Hai mặt trăng này có thể đã chôn vùi những đại dương chất lỏng trong bề mặt nó. Tuy nhiên, dấu vết của những đại dương này lại nằm sâu 60 dặm (100km) dưới lớp đất đá. Nhiều dự án tìm kiếm sự sống trên các ngôi sao này đã được đưa ra.
Hai vệ tinh lớn nhất của sao Mộc có thể tồn tại sự sống.
Callisto có đường kính hơn 2.985 dặm (4.800km) và đường kính của Ganymede là 3.270 dặm (5.262,4km).
Article sourced from 24H.
Original source can be found here: http://www.24h.com.vn/cong-nghe-thong-tin/diem-danh-nhung-noi-co-su-song-trong-he-mat-troi-c55a922580.html