Dịch bệnh lan rộng tiếp tục tác động tiêu cực tới nhu cầu dầu thô toàn cầu
Quang cảnh cơ sở khai thác khí tự nhiên Bin Omar của Công ty khí đốt Basra, phía Bắc cảng Basra, Iraq. (Ảnh: AFP)
Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 4/2020 tại thị trường New York (Mỹ) giảm 3,03 USD xuống còn 28,70 USD/thùng trong khi giá dầu Brent giao tháng 5/2020 tại thị trường London (Anh) giảm 3,80 USD xuống 30,05 USD/thùng khi đóng cửa.
Theo nhà phân tích năng lượng Carsten Fritsch của Commerzbank Research, diễn biến của giá dầu là điều có thể dự đoán do việc các nền kinh tế lớn trên thế giới giảm lãi suất và thực hiện các chương trình mua trái phiếu sẽ không có ảnh hưởng nào tới nhu cầu dầu hiện đang suy yếu.
Chuyên gia này cho rằng việc ngày càng nhiều nước đóng cửa biên giới, hạn chế đi lại, hủy các chuyến bay sẽ càng tác động bất lợi lớn hơn tới nhu cầu dầu, nhất là khi điều này cũng liên quan tới tình hình hoạt động kinh tế nói chung đang bị thu hẹp.
Bên cạnh đó, thị trường dầu mỏ cũng chịu sức ép từ tình trạng dư cung đang bắt đầu “nhen nhóm.”
Việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia sản xuất dầu liên minh, do Nga dẫn đầu, không đạt được sự đồng thuận về vấn đề cắt giảm sản lượng đã khiến giá “vàng đen” lao dốc và làm dấy lên những lo ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc chiến giá dầu.
Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Nga đã thông báo tăng mạnh sản lượng dầu trong nước.
Trong khi đó, theo Dow Jones Market Data, trong tuần kết thúc ngày 13/3, giá dầu WTI giảm 23% trong khi giá dầu Brent giảm 25%. Cả hai loại dầu chuẩn này đã có mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 12/2008.
Xem thêm
Luật Bồi thường thương tích cá nhân, tai nạn
Article sourced from VIETNAMPLUS.
Original source can be found here: http://www.vietnamplus.vn/nha-dau-tu-quan-ngai-dich-benh-lan-rong-gia-dau-the-gioi-giam-manh/628818.vnp