Di trú: Hơn 15 gia đình bị đe dọa trục xuất mỗi năm vì có người thân bị khuyết tật

09:00' 04-06-2019
Các nhà vận động bảo vệ người nhập cư nói rằng quy tắc pháp luật ngăn chặn một số người khuyết tật định cư vĩnh viễn ở Úc đã “vi phạm quyền con người” và cần được thay đổi.


    Photo: SBS
    ​Đài SBS dẫn chứng câu chuyện của anh Siyat Abdi, một người từng ở Úc hơn mười năm trước khi anh nhận được thông báo là anh chỉ còn 28 ngày nữa để rời khỏi đất nước này.
    Do bị khiếm thị nên anh Abdi không đáp ứng được tiêu chí sức khỏe nhập cư của chính phủ.
    Điều này cho thấy một người nộp đơn xin được thường trú ở Úc cần phải không mắc bệnh, không có tình trạng bệnh lý cần được chăm sóc y tế hoặc được hỗ trợ bởi các dịch vụ cộng đồng.
    “Nếu bạn bị khuyết tật về thể chất và bạn không đạt được các tiêu chí về sức khỏe, thì họ đánh giá bạn giống như đánh giá một người bị bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn bệnh lao. Đó không phải là một cách đánh giá công bằng đối với cá nhân”, anh nói.
    Hồi năm 2016, người đàn ông này, bị khiếm thị bẩm sinh, đã kêu gọi Bộ trưởng Di trú Peter Dutton can thiệp, sau khi anh chi ra hàng ngàn đô la để kháng cáo.
    Cuối cùng anh đã được cấp visa thường trú nhờ vào quyết định của Bộ trưởng Dutton. Nhưng anh nói rằng “Bạn không thể định lượng được nỗi đau và tác động tâm lý đối với tôi và gia đình tôi”.
    Anh Abdi chỉ là một trong số nhiều người nhập cư khuyết tật đã bị từ chối cấp visa, mặc dù một cuộc điều tra của Quốc hội Úc hồi năm 2010 cho thấy việc này là phân biệt đối xử với người khuyết tật và cần được cải cách khẩn cấp.
    Theo các nhóm vận động vì quyền lợi của di dân, có tới 15 gia đình bị đe dọa trục xuất khỏi Úc mỗi năm do yêu cầu nhập cư đánh giá người khuyết tật cần có người chăm sóc y tế.
    CEO của Tổ chức người khuyết tật sắc tộc quốc gia (NEDA) Dwayne Cranfield cho biết “Về cơ bản, luật di trú tập trung vào một thuật toán xem xét chi phí và lợi ích mà người nhập cư mang lại cho nước Úc. Nếu họ gây tốn kém quá nhiều cho Úc thì họ sẽ bị từ chối nhập cư. Luật này không xét đến kỹ năng, sức mạnh và vẻ đẹp mà người khuyết tật đem lại cho cộng đồng ở Úc, thay vào đó là xem người khuyết tật như một gánh nặng”.
    Ông Cranfield khẳng định điều này vi phạm luật nhân quyền, vi phạm công ước về quyền của người khuyết tật (CRPD) và phân biệt đối xử.
    Hong Dao - Viet Times Australia (Published by Adpro Media P/L)


    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Dạy Kèm Piano Vùng: Albion. Phone: 0497 164 151
Xem thêm

Nhận dạy kèm piano 30 năm kinh nghiệm


Article sourced from sbs.com.au.


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ