Dạy con có thói quen chia sẻ đồ chơi cùng bạn

08:00' 05-06-2019
Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ cần được hình thành thói quen chia sẻ. Bắt đầu bằng việc biết chia sẻ đồ chơi cùng các bạn.


    Dạy con vui vẻ chia sẻ đồ chơi cùng bạn
    ảnh minh họa

    Giải thích để con hiểu vì sao cần phải chia sẻ

    Đừng dùng những khái niệm quá cao siêu, phức tạp mà hãy bằng những hình ảnh thật gần gũi, giản đơn để nói với con về lý do cần phải chia sẻ với người khác. Hãy cho con biết, sự chia sẻ sẽ giúp con có những người bạn và được khen là người tốt bụng, hào phóng.

    Chia sẻ với người khác, con sẽ được nhiều người đối xử tốt lại với mình.

    Nên chọn những thời điểm thích hợp

    Bạn đừng mong đợi con mình sẵn sàng chia sẻ mọi thứ trong mọi hoàn cảnh. Bởi có những món đồ chơi mà con rất thích, nên thật khó khi bắt buộc con "h.y si.nh" những điều này.

    Biết chia sẻ đồ chơi sẽ giúp con có nhiều bạn chơi cùng. Ảnh: Internet

    Gợi ý cho con trước những lựa chọn

    Bạn hãy trao cho con cơ hội được lựa chọn những điều cần phải làm trước những tình huống cụ thể. Hãy hỏi con bạn rằng liệu con có muốn các bạn vào nhà cùng chơi món đồ chơi mới hay không, hoặc có sẵn sàng chia đồ chơi với em không. Nếu trẻ nói không, hãy giải thích vì sao trẻ nên sẵn sàng chia sẻ. Nếu trẻ nói có, hãy khen chúng vì đã có một quyết định đúng.

    Tập cho con chia sẻ từng bước một

    Hãy giúp con hiểu rằng chia sẻ chỉ là tạm thời. Chia sẻ là cho phép một người bạn mượn đồ chơi của mình. Điều này chỉ kéo dài trong lúc chơi, và sau đó món đồ chơi sẽ được bạn trả lại, lại thuộc quyền sở hữu của con. Như thế, con không sợ mất luôn món đồ chơi, lần sau con sẽ vui vẻ chia sẻ món đồ chơi ấy lâu hơn, thậm chí là trao tặng cho những bạn kém may mắn hơn mình.

    Diễn đạt khái niệm chia sẻ bằng một cách khác

    Nếu con luôn từ chối chia sẻ với người khác, hãy thử sử dụng cách diễn đạt khác. Gọi hành động đó là “mượn”, “đổi lượt” thay vì “chia sẻ”. Hãy giải thích rằng cho mượn chỉ là tạm thời, hay đổi lượt có nghĩa là sau khi người bạn chơi, sẽ tới lượt con chơi món đồ chơi đó. Đôi khi, sự ác cảm với chia sẻ đơn giản là trẻ không thật sự hiểu được phạm vi, ý nghĩa của từ đó.

    Cho đi và nhận lại

    Rất nhiều trẻ em mong muốn được nhận nhiều thứ mặc dù chúng không hề cho đi. Hãy đảm bảo rằng con bạn hiểu những người khác cũng sẵn sàng chia sẻ đồ chơi nếu con chịu chơi chung với bạn. Giải thích rằng điều này có nghĩa là mọi người có thể cùng chơi nhiều đồ chơi mới mỗi ngày.

    Gần gũi với trẻ

    Nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ gần gũi với cha mẹ của mình có xu hướng chia sẻ nhiều hơn. Trẻ cảm giác có đủ tình cảm và sự chú ý từ gia đình, do đó ít tập trung vào đồ vật, và trẻ cũng hiểu rằng chúng cần cho đi nhiều như những gì chúng nhận được.

    Trẻ em được an toàn trong vòng tay của gia đình có nhiều khả năng tiếp cận và rộng lượng với những đứa trẻ khác.

    Khen ngợi đúng lúc

    Những lời khen ngợi đúng lúc làm cho trẻ cảm nhận được sự khích lệ và giá trị của việc mình chia sẻ cùng bạn bè, người khác. Đó là những gì trẻ tiếp tục nhận được khi trưởng thành và chia sẻ với bạn cùng lớp hay đồng nghiệp.

    Gương sáng từ bố mẹ

    Thật vô lý khi bắt con phải biết chia sẻ trong lúc bố mẹ không hề làm gương. Do đó, hành động quan tâm, chia sẻ của bố mẹ cùng xóm giềng, bạn bè, họ hàng, đồng nghiệp… sẽ giúp trẻ ý thức hơn về điều này.



    Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?
Lyndale Secondary College Vùng: Dandenong North. Phone: 9795 2366
Xem thêm

Article sourced from XALUAN.

Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2550473


Để lại Tên và mobile, chúng tôi sẽ tìm cho bạn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất.

TÌM DỊCH VỤ